Quy định về giá trị pháp lý của văn bản điện tử

Trước đây, các Nghị định về công tác văn thư chưa quy định về giá trị pháp lý của văn bản điện tử. Tuy nhiên, trước yêu cầu của thực tiễn hiện nay thì Nghị định này đã quy định rõ về vấn đề này. Cụ thể: Văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy. Chữ ký số trên văn bản điện tử phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Nghị định 30/2020/NĐ-CP còn quy định về: soạn thảo, ký ban hành văn bản; quản lý văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư và quản lý nhà nước về công tác văn thư.

Nghị định số 30/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ hết hiệu lực từ ngày 05/3/2020./.

Phan Huyền

 TIN TỨC LIÊN QUAN