Chính phủ quyết nghị về 5 dự án luật, 5 đề nghị xây dựng luật

Tại Nghị quyết số 26/NQ-CP, Chính phủ đã quyết nghị 10 nội dung, trong đó có 5 dự án luật và 5 đề nghị xây dựng luật.

5 dự án luật gồm: Dự án Luật Phòng không nhân dân; dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

5 đề nghị xây dựng luật gồm: Đề nghị xây dựng Luật Hàm, cấp ngoại giao; đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số; đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Bảo đảm tối đa quyền tiếp cận thuốc của người dân

Đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Chính phủ đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo Luật bảo đảm các yêu cầu sau:

- Thể hiện rõ chủ trương phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; loại bỏ cơ chế xin cho, đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính;

- Có cơ chế để bảo đảm tối đa quyền tiếp cận thuốc của người dân, nhất là những thuốc mới trên nguyên tắc an toàn, hiệu quả trong đăng ký, sản xuất, lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc; thể chế hóa các chính sách phát triển dược liệu, khuyến khích phát triển thuốc sản xuất trong nước theo Chiến lược phát triển ngành dược đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành;

- Cần thống nhất, đồng bộ với các luật khác có liên quan nhưng vẫn bảo đảm công tác quản lý chuyên ngành, trong đó về vấn đề quản lý giá thuốc cần tuân thủ theo đúng quy định tại Luật giá và yêu cầu quản lý chuyên ngành để kiểm soát, tránh tăng giá đột biến, bất thường gây ảnh hưởng đến công tác quản lý cũng như quyền lợi của người bệnh.

Khuyến khích hoạt động bảo tàng ngoài công lập

Về Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật bảo đảm các yêu cầu sau:

- Dự thảo Luật phải thể hiện rõ chủ trương tăng cường phân cấp, phân quyền, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; có cơ chế huy động các nguồn lực, xã hội hóa hợp tác công tư nhằm khai thác và sử dụng di sản hợp lý, thúc đẩy, phát triển có kiểm soát bằng công cụ thuế, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động này; khuyến khích hoạt động bảo tàng ngoài công lập; phát triển nguồn nhân lực; bảo tồn tiếng nói, văn hóa của các dân tộc;

- Dự thảo Luật cần tiếp tục hoàn thiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Theo đó, quy định bảo đảm cho việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh, mua bán, không để mất cổ vật, mất giá trị di sản;

- Đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi): Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ phối hợp để thống nhất quy định, tránh chồng chéo.

Phát triển ngành công nghiệp hàng không đồng bộ, hiện đại

Đối với Đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi), Chính phủ thống nhất về sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Hàng không dân dụng Việt Nam nhằm thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, phù hợp với các Điều ước quốc tế, quy định, khuyến cáo mới của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực hàng không dân dụng; khắc phục những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành Luật Hàng không dân dụng về: an toàn hàng không; an ninh hàng không; đầu tư, khai thác cảng hàng không, sân bay; vận chuyển hàng không và công tác quản lý nhà nước về hàng không....

Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp tục hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (sửa đổi) bảo đảm các yêu cầu:

- Tiếp tục tổng kết kỹ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam hiện hành, xác định rõ những khó khăn, vướng mắc từ quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành, đề xuất các chính sách nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc, phát triển ngành hàng không Việt Nam hiện đại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước;

- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách và giải pháp thực hiện để tạo thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư, xây dựng cảng hàng không, sân bay và phát triển ngành công nghiệp hàng không đồng bộ, hiện đại; quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng; quyền sở hữu, quản lý, vận hành, khai thác công trình, dự án; quản lý, sử dụng hiệu quả, phát huy tính lưỡng dụng của sân bay; định giá tài sản kết cấu hạ tầng cảng hàng không; cơ chế sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thuộc sở hữu Nhà nước để phát triển dự án kết cấu hạ tầng cảng hàng không; làm rõ cơ chế đầu tư, xây dựng, sở hữu của doanh nghiệp cảng hàng không, quản lý đất đai, tài sản kết cấu hạ tầng cảng hàng không, đồng bộ với pháp luật có liên quan; hoàn thiện các giải pháp chính sách nhằm nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ hàng không, bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư, người khai thác, hãng bay và khách hàng; phát triển ngành hàng không cạnh tranh lành mạnh, bền vững và hiệu quả...

Theo baochinhphu.vn

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), chiều ngày 20/6/2024, đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp đến tặng hoa và chúc mừng Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.
Chiều 6/6, Quốc hội thống nhất phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm ông Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Gần 500 đại biểu là chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn Hà Tĩnh đã được phổ biến các kiến thức pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Thực hiện nhiệm vụ định kỳ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020 và các Nghị định quy định chi tiết, ngày 15/5/2024 tại thành phố Hà Nội, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) kỳ 2019-2023. Hội thảo do đồng chí Hồ Quang Huy - Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL và đồng chí Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL chủ trì.
Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp với Viện Konrad Adenauer Stiftung (Viện KAS), ngày 17/5/2024 tại thành phố Hà Nội, Bộ Tư pháp và Viện KAS tổ chức Hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2025 - 2030”. Chủ trì Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính (QLXLVPHC) và theo dõi THPL Nguyễn Quốc Hoàn và ông Florian Feyerabend, Trưởng đại diện Viện KAS tại Việt Nam.
Chiều ngày 17/5/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết quy định mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Hội nghị do đồng chí Đinh Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở chủ trì, với sự tham gia của các đại biểu là đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo các Phòng, Trung tâm thuộc Sở Tư pháp và lãnh đạo Phòng Tư pháp các huyện, thành phố, thị xã.