Dự kiến xem xét 4 nội dung tại Kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội xem xét, quyết định 4 nội dung, trong đó có 2 dự án luật là Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Quang cảnh phiên khai mạc. (Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN)

Tại Phiên họp thứ 29, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Báo cáo về việc chuẩn bị kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại Phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định 4 nội dung tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, gồm: Xem xét thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); xem xét thông qua dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và xem xét, quyết định một số vấn đề cấp bách về tài chính, ngân sách nhà nước.

Về dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội, trong đó có bố trí thời gian nghỉ 1 ngày để các cơ quan có thời gian tiếp thu, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua tại phiên bế mạc. Với phương án này, Kỳ họp sẽ khai mạc ngày 15/1, bế mạc vào sáng 18/1 và nghỉ ngày 17/1.

Với dự kiến thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Quốc hội dành ngày đầu tiên của Kỳ họp để nghe trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật; thảo luận tại hội trường (0,5 ngày/dự án luật), chỉ tập trung vào các điểm mới so với Kỳ họp thứ 6 và những nội dung còn ý kiến khác nhau. Hai dự thảo Luật này sẽ được biểu quyết thông qua tại phiên bế mạc kỳ họp.

Thời gian từ nay đến khai mạc Kỳ họp chỉ còn khoảng 1 tuần, do đó, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan hữu quan khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện việc chuẩn bị các nội dung, gửi tài liệu kỳ họp đến Văn phòng Quốc hội để gửi đại biểu Quốc hội nghiên cứu trước khi tham dự Kỳ họp.

Về hoạt động tiếp xúc cử tri, Tổng Thư ký đề nghị thực hiện như các kỳ họp bất thường trước đó. Các Đoàn đại biểu Quốc hội không tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau Kỳ họp này. Nội dung chương trình, kết quả Kỳ họp sẽ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và nhân dân được biết.

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, hai dự án Luật dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua đều là các dự án luật khó, phức tạp trong khi thời gian để rà soát không nhiều là một áp lực rất lớn. Thời gian vừa qua, các cơ quan đã làm việc xuyên ngày nghỉ lễ, ngày cuối tuần để kịp thời chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu.

Với quỹ thời gian đã bố trí tại kỳ họp bất thường, ông Hoàng Thanh Tùng cho rằng rất khó để tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến; vì vậy, cần tập trung cho ý kiến có trọng tâm, trọng điểm về những nội dung lớn, quan trọng của 2 dự án Luật này.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra, Chính phủ cùng các cơ quan liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, khẩn trương nỗ lực chuẩn bị hoàn thiện nội dung để trình Quốc hội theo đúng quy định của pháp luật.

Văn phòng Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tấn báo chí để tăng cường công tác thông tin, truyền thông về Kỳ họp, bám sát diễn biến, truyền tải đầy đủ các nội dung tại nghị trường để cử tri, nhân dân theo dõi, giám sát, đảm bảo Kỳ họp diễn ra thành công.

Theo Nguồn Báo Hà Tĩnh

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), chiều ngày 20/6/2024, đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp đến tặng hoa và chúc mừng Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.
Chiều 6/6, Quốc hội thống nhất phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm ông Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Gần 500 đại biểu là chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn Hà Tĩnh đã được phổ biến các kiến thức pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Thực hiện nhiệm vụ định kỳ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020 và các Nghị định quy định chi tiết, ngày 15/5/2024 tại thành phố Hà Nội, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) kỳ 2019-2023. Hội thảo do đồng chí Hồ Quang Huy - Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL và đồng chí Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL chủ trì.
Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp với Viện Konrad Adenauer Stiftung (Viện KAS), ngày 17/5/2024 tại thành phố Hà Nội, Bộ Tư pháp và Viện KAS tổ chức Hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2025 - 2030”. Chủ trì Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính (QLXLVPHC) và theo dõi THPL Nguyễn Quốc Hoàn và ông Florian Feyerabend, Trưởng đại diện Viện KAS tại Việt Nam.
Chiều ngày 17/5/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết quy định mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Hội nghị do đồng chí Đinh Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở chủ trì, với sự tham gia của các đại biểu là đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo các Phòng, Trung tâm thuộc Sở Tư pháp và lãnh đạo Phòng Tư pháp các huyện, thành phố, thị xã.