Kết quả nổi bật trong công tác cải cách thể chế năm 2023

Xác định cải cách thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện từ đó tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về cải cách thể chế, xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh đúng quy định, đồng bộ, thống nhất. Vì vậy, trong năm 2023, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh tiếp tục có sự quan tâm, chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả nhiệm vụ này. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 20/02/2023 của UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2023; Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 06/3/2023 theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh năm 2023. Trong đó, giao trách nhiệm cụ thể cho các Sở, ban, ngành cấp tỉnh triển khai các nhiệm vụ như xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật gắn với các tiêu chí thành phần trong công tác cải cách thể chế theo Quyết định số 2125/QĐ-UBND ngày 17/10/2022 của UBND tỉnh. Nhờ đó, trong năm công tác cải cách thể chế của tỉnh đạt được những kết quả tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Ngày 30/6/2023, UBND tỉnh phối hợp Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (trực tuyến đến điểm cầu cấp huyện))

Về công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Trong năm HĐND, UBND tỉnh đã ban hành 65 văn bản quy phạm pháp luật (gồm 23 Nghị quyết và 42 Quyết định), điều chỉnh các lĩnh vực như: các co chế chính sách đặc thù của tỉnh; lao động, thương binh xã hội, xây dựng, tài chính, tài nguyên và môi trường. Cấp huyện ban hành 34 Quyết định quy phạm pháp luật, chủ yếu quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Cấp xã ban hành 128 Quyết định quy phạm pháp luật theo thẩm quyền được giao tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Các văn bản quy phạm pháp pháp luật được xây dựng đảm bảo đúng trình tự thủ tục theo quy định. Theo đó, tất cả các văn bản đều được tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu tác động của văn bản và chuyển đến Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thẩm định trước khi trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua hoặc UBND cùng cấp ban hành.

Việc tổ chức góp ý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được các sở, ban, ngành cấp tỉnh và địa phương thực hiện nghiêm túc, chất lượng và kịp thời theo yêu cầu các bộ, ngành trung ương. Theo đó, trong năm 2023, tại cấp tỉnh đã thực hiện 1257 lượt góp ý văn bản quy phạm pháp luật, tại cấp huyện, xã đã góp ý 875 lượt văn bản góp ý văn bản quy phạm pháp luật. Các ý kiến góp ý có chất lượng, được cơ quan soạn thảo tiếp thu, ghi nhận và đánh giá cao.

(Đồng chí Trần Mạnh Hiếu - Trưởng phòng Kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL khối kinh tế - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp trình bày tại Hội nghị)

Về công tác kiểm tra văn bản

Công tác tự kiểm tra văn bản được tiến hành thường xuyên, kịp thời, có chất lượng và đồng bộ. Trong năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện tự kiểm tra 42 văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành, đến nay chưa phát hiện sai sót.

Đã hoàn thành việc tự kiểm tra các văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành có nội dung liên quan đến các lĩnh vực theo đề nghị của Bộ Công an; Bộ Y tế. Đồng thời, đang tiến hành tự kiểm tra các văn bản QPPL các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Quốc phòng; Bộ Ngoại giao; Bộ Xây dựng; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công Thương; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ.

Công tác kiểm tra theo thẩm quyền: Tại cấp tỉnh: Sở Tư pháp đã tham mưu, giúp Chủ tịch UBND tỉnh tiến hành kiểm tra 25 Quyết định của UBND cấp huyện ban hành trong năm 2023. Đây là các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của các Phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Qua kiểm tra cho thấy cơ bản các văn bản quy phạm pháp luật do UBND cấp huyện ban hành năm 2023 đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung văn bản theo quy định của pháp luật.

Tại cấp huyện: Trong năm 2023, đã kiểm tra 81/128 văn bản QPPL do UBND cấp xã ban hành. Qua kiểm tra chưa phát hiện sai sót.

Công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Công tác rà soát được triển khai thường xuyên, kịp thời và đạt kết quả tích cực, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL của địa phương. Trong năm 2023, cấp tỉnh đã tổ chức rà soát văn bản của HĐND, UBND tỉnh ban hành trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến 31/12/2022 với tổng số văn bản đưa vào rà soát 130 văn bản quy phạm pháp luật. Qua đó, xác định được 53 Nghị quyết, Quyết định hết hiệu lực toàn bộ và 17 Nghị quyết, Quyết định hết hiệu lực một phần. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 224/QĐ-UBND ngày 27/01/2023 của UBND tỉnh công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2022.

Thực hiện rà soát thường xuyên đối với các văn bản và tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế, công bố hết hiệu lực hoặc bãi bỏ đối với những văn bản không còn phù hợp với quy định của cấp trên hoặc tình hình thực tiễn địa phương. Theo đó, trong năm 2023 các sở, ban, ngành đã tham mưu HĐND tỉnh, UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung 09 Nghị quyết, Quyết định; thay thế 11 Nghị quyết, Quyết định và bãi bỏ 08 Quyết định của UBND tỉnh.

Bên cạnh công tác rà soát theo giai đoạn và thường xuyên, các sở ngành đã thực hiện rà soát theo lĩnh vực quản lý nhà nước của mình như:

+ UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương trên địa bàn thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật Nghị quyết 101/NQCP của Chính phủ. Kết quả rà soát cho thấy, trong tổng số 36 văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh ban hành (gồm 20 Nghị quyết của HĐND tỉnh và 16 Quyếtđịnh của UBND tỉnh) phát hiện có 04 văn bản cần được xử lý theo quy định.

+ Thực hiện soát văn bản QPPL phục vụ triển khai Đề án 06 tỉnh theo yêu cầu Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Kết quả cho thấy, trong tổng số 146 văn bản (gồm 142 văn bản quy phạm pháp pháp luật và 04 văn bản cá biệt) phát hiện 02 văn bản cần được xử lý theo quy định.

- Ở cấp huyện đã thực hiện việc rà soát văn bản QPPL của HĐND, UBND huyện ban hành đang còn hiệu lực thi hành. Qua rà soát đã xem xét những văn bản không còn phù hợp với quy định của cấp trên hoặc tình hình thực tiễn của địa phương để thay thể, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ kịp thời theo quy định.

Công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: Để công tác hệ thống hóa kỳ 2019-2023 được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tư pháp hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp ban hành thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý. Đồng thời, tham mưu chỉ đạo thành lập Tổ giúp việc thực hiện hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, 100% các sở, ban, ngành, địa phương đã xây dựng kế hoạch và kịp thời tổ chức triển khai công tác hệ thống hóa đúng tiến độ quy định. Hiện nay, công tác hệ thống hóa đã hoàn thành giai đoạn 1 (đến hết ngày 31/6/2023) và đang triển khai thực hiện theo giai đoạn 2 theo Kế hoạch.

 Công tác tổ chức thực hiện pháp luật

Công tác TDTHPL nói chung và trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành nói riêng được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở Kế hoạch của Bộ Tư pháp và thực tiễn tại địa phương, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 27/02/2023 về TDTHPL trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 liên quan đến tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống quy định tại Điều 15 của Luật Giá năm 2012 và tình hình thi hành pháp luật về lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, tình hình thi hành pháp luật về việc làm theo quy định của Luật Việc làm năm 2013. Ban hành danh mục văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh có nội dung liên quan đến lĩnh vực trọng tâm, liên ngành, gửi các các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiên cứu, tham khảo, phục vụ công tác tra cứu, theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023. Ngoài ra, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 291/UBND-NC3 ngày 17/01/2023 chỉ đạo tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai nhiệm vụ cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng Chỉ số B1. Trong năm, UBND tỉnh ban hành Báo cáo số 167/BCUBND ngày 12/5/2023 về việc tổng kết 05 năm triển khai thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn năm 2018- 2022 ban hành kèm theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra.

Để đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn bàn tỉnh, qua đó tăng cường công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực này, vừa qua Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật tại 03 sở và 03 đơn vị cấp huyện (mỗi huyện kiểm tra 02 đơn vị cấp xã) theo Quyết định số 2616/QĐ-UBND ngày 12/10/2023. Qua kiểm tra cho thấy, về cơ bản các đơn vị, địa phương đã tổ chức triển khai công tác xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật theo quy định; đã bố trí công chức và đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ này. Việc lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cơ bản được tiến hành kịp thời, đúng nguyên tắc, đúng căn cứ, thẩm quyền, hành vi vi phạm và tuân thủ theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Việc tổ chức thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm năm 2023 cơ bản đã được triển khai có chất lượng, đảm bảo quy định pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấptrên.

Ngoài ra, chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện 16 báo cáo chuyên đề, đột xuất theo yêu cầu của Trung ương, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

Việc thực hiện có chất lượng, hiệu quả về công tác cải cách thể chế nói riêng, công tác cải cách hành chính nói chung sẽ là tiền đề quan trọng để nền kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh được phát triển toàn diện, bền vững trong thời gian tới./.

Lê Hoa

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 20/6/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 1143/QĐ-BTP hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh. Kèm theo Quyết định này có ba Phụ lục hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh, bao gồm:
Để động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân trong ngành Tư pháp cố gắng nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành vượt tiến độ số hóa dữ liệu hộ tịch, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 818/QĐ-BTP ngày 10/5/2024 về ban hành kế hoạch phát động phong trào thi đua cao điểm “Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Kế hoạch số hóa dữ liệu hộ tịch”.
Sáu tháng đầu năm 2024 công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tiếp tục được Sở Tư pháp triển khai đồng bộ và hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực về hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác nuôi con nuôi, ngày 03/5/2024 Sở Tư pháp đã ban hành Văn bản số 796/STP-HC&BTTP đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố, thị xã phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác nuôi con nuôi.
Chiều ngày 06/5/2024, Sở Tư pháp đã phối hợp với Làng Trẻ em mồ côi tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ giao, nhận trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Tham dự buổi lễ có đồng chí Đinh Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Làng Trẻ em mồ côi, cha mẹ nuôi người Anh và các cán bộ, nhân viên của Làng Trẻ.
Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo (Đề án 06); Thông báo Kết luận số 1186/TB-TCTTKĐA06 ngày 23/02/2024 về kết luận họp giao ban Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; Văn bản số 859/CV-TCTTKĐA ngày 31/01/2024 về tuyên truyền, tập huấn sử dụng ứng dụng tài khoản định danh điện tử VneID, ngày 15/3/2024 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 1398/UBND-NC1, trong đó yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục nêu cao quyết tâm chính trị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 06 tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình trong năm 2024; Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Chỉ thị số 04/CT-TTg nêu trên của Thủ tướng Chính phủ; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, tổ chức kiểm điểm và có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhất là đối với những nhiệm vụ chậm, muộn tiến độ, có giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn” đảm bảo các nhiệm vụ thực hiện đúng tiến độ đề ra.