Một số kết quả trong công tác cải cách hành chính của Sở Tư pháp trong 6 tháng đầu năm 2023

Xác định thực hiện tốt công tác cải cách hành chính (CCHC) sẽ góp phần tích cực vào hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Ngành, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngay từ đầu năm 2023, Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Tư pháp đã quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt và mạnh mẽ công tác này.

 

Trên cơ sở Kế hoạch của tỉnh và tình hình thực tiễn tại đơn vị, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch CCHC năm 2023, Kế hoạch chấn chỉnh, khắc phục các hạn chế, tồn tại mà Đoàn thẩm định công tác CCHC năm 2022 đã chỉ ra cũng như có ý kiến trực tiếp tại các cuộc họp, giao ban, sinh hoạt cơ quan để thực hiện hiệu quả công tác này. Đã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các Phòng, Trung tâm thực hiện nhiệm vụ trong các Chương trình, Kế hoạch CCHC giai đoạn, hàng năm, trong đó đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai Chỉ thị số 05/CT-UBND về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2023 tỉnh Hà Tĩnh; văn bản đôn đốc số hóa, thanh toán trực tuyến hồ sơ TTHC và đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia;….

          Bám sát nội dung, nhiệm vụ tại Kế hoạch tuyên truyền CCHC năm 2023 của tỉnh, Sở đã ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện tại Sở. Đã chỉ đạo công chức, viên chức trong Ngành đẩy mạnh hoạt động viết tin, bài về công tác CCHC trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, của Sở, Bản tin Tư pháp Hà Tĩnh; đăng tải Bản tin CCHC điện tử hàng tháng của Văn phòng Ban Chỉ đạo CCHC Chính phủ trên chuyên mục Tuyên truyền CCHC để công chức, viên chức, người lao động, các tổ chức, cá nhân có thể theo dõi, nắm được những nội dung, thông tin nổi bật nhất trong hoạt động CCHC của Chính phủ và các địa phương. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm, Sở đã thực hiện Chương trình pháp luật và đời sống tháng 02 giới thiệu một số nội dung của Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công và phát trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Tổ chức sinh hoạt ngày pháp luật tháng 5 giới thiệu một số nội dung liên quan đến dịch vụ công trực tuyến, các loại dịch vụ công trực tuyến, các thủ tục dịch vụ công trực tuyến toàn trình của ngành Tư pháp, cách thức thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Bên cạnh đó, để người dân có thể tiếp cận gần hơn với dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích, Sở đã tích cực hướng dẫn, hỗ trợ cách thức thực hiện trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, qua điện thoại, email và mạng thông tin điện tử như Zalo, Facebook,… Chỉ đạo Chi đoàn Thanh niên Sở tổ chức hỗ trợ người dân thực hiện TTHC và đăng ký dịch vụ công trực tuyến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

         

Công chức trực tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tư pháp tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh hướng dẫn thủ tục hành chính cho người dân

 Với những nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành và sự tích cực, chủ động trong triển khai thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận chuyên môn, trong 6 tháng đầu năm, các lĩnh vực công tác cải cách hành chính của Sở đã đạt những kết quả tích cực. Trong đó, đã tập trung hướng dẫn các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh một số nội dung về: Thẩm quyền, quy trình xây dựng văn bản QPPL; rà soát văn bản QPPL; tự kiểm tra, kiểm tra văn bản QPPL; hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019 - 2023;… Tham mưu Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động ủa Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; trên cơ sở đó, tham mưu UBND tỉnh triển khai Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW và tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao. Xây dựng, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh dự thảo Nghị quyết QPPL về đảm bảo kinh phí cho công tác xây dựng pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại kỳ họp thường lệ giữa năm 2023. Giải quyết đúng thời hạn 100% hồ sơ thủ tục hành chính, đáp ứng tốt yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Từ ngày 15/12/2022 đến ngày 15/6/2023, Sở Tư pháp đã tiếp nhận 22.128 hồ sơ (có 1.937 hồ sơ tiếp nhận trực tuyến), đã giải quyết 21.241 hồ sơ và đang giải quyết 887 hồ sơ. Trong đó, Sở đã tiếp nhận 2.512 hồ sơ (đạt tỷ lệ 12,5%/tổng số hồ sơ đã tiếp nhận, không bao gồm hồ sơ trực tuyến), gửi trả kết quả 9.740 hồ sơ (đạt tỷ lệ 45,9%/tổng số hồ sơ đã trả kết quả) qua dịch vụ bưu chính công ích. Có 14/14 TTHC đã triển khai trong năm có phát sinh hồ sơ gửi, trả qua dịch vụ bưu chính công ích (đạt tỷ lệ 100%). Công tác xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, công tác chuyển đổi số có những chuyển biến tích cực. Theo đó, hiện nay, Sở Tư pháp cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần đối với 90/110 TTHC áp dụng tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với 20/110 TTHC đủ điều kiện và thực hiện công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của tỉnh theo quy định. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền; thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung quy trình nội bộ giải quyết TTHC của Ngành ở cả 3 cấp theo hướng phù hợp với hình thức nộp hồ sơ trực tuyến và trình UBND tỉnh ban hành; rà soát toàn bộ TTHC thuộc thẩm quyền quản lý của Sở đủ điều kiện áp dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình, một phần để đề xuất Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh đưa vào Quyết định công bố của tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo công chức tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hỗ trợ tối đa cho người dân trong việc tạo lập, sử dụng tài khoản dịch vụ công và thực hiện thanh toán trực tuyến. Nhờ đó, mức độ quan tâm của người dân đối với việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến và tỷ lệ hồ sơ phát sinh trực tuyến được cải thiện đáng kể, trong 6 tháng đầu năm, Sở đã tiếp nhận 1.937 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực lý lịch tư pháp, hộ tịch, đấu giá tài sản, luật sư, công chứng (tăng 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2022); tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đạt trên 88%. Công tác cải cách tổ chức bộ máy, cải cách công vụ, cải cách tài chính công, ISO hành chính tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện.

 

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Sở Tư pháp đứng đầu khối các Sở, ngành về tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia với tỷ lệ 88,2%

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai công tác CCHC của Sở Tư pháp trong 6 tháng đầu năm 2023 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, việc luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác và cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, lý luận chính trị dài ngày gặp nhiều khó khăn do khối lượng công việc giao cho ngành Tư pháp nói chung, Sở Tư pháp nói riêng ngày càng tăng, thường xuyên phát sinh các nhiệm vụ đột xuất, nhiều vụ việc phức tạp, yêu cầu về chất lượng, tiến độ công việc ngày càng cao..., trong khi đó, hiện nay, Sở đang thiếu 03 biên chế công chức và 01 biên chế viên chức. Cá nhân yêu cầu giải quyết TTHC tại Sở Tư pháp chủ yếu là người dân lao động ở khu vực nông thôn, việc tiếp cận với công nghệ thông tin, đặc biệt là sử dụng tài khoản dịch vụ công, thanh toán trực tuyến có những hạn chế nhất định, do đó, tỷ lệ hồ sơ được xử lý theo hình thức dịch vụ công trực tuyến còn thấp. Số lượng người dân xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp để xuất khẩu lao động, nộp hồ sơ xin việc tiếp tục ở mức cao, từ 200-300 hồ sơ/ngày, trong khi biên chế hạn chế (chỉ có 1 công chức trực tại Trung tâm), do đó, việc số hóa thành phần hồ sơ đầu vào, đính kèm kết quả giải quyết TTHC trên phần mềm Hành chính công theo quy định của tỉnh; việc hỗ trợ, hướng dẫn người dân tạo lập, sử dụng tài khoản dịch vụ công, thanh toán trực tuyến gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, việc tạo lập tài khoản trên dịch vụ công còn phức tạp, giao diện chưa tối ưu cho việc sử dụng bằng điện thoại di động, do đó người dân gặp nhiều khó khăn khi thao tác trên hệ thống. Việc thực hiện quy trình thanh toán trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia còn phức tạp, chỉ áp dụng được với một số ngân hàng, chưa có mã QR; thanh toán phí qua các công ty trung gian còn chậm chuyển tiền về tài khoản thụ hưởng của Sở Tư pháp nên chưa thực sự thuận lợi trong việc theo dõi và tiếp nhận hồ sơ. Thủ tục hành chính ngành Tư pháp thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, chuẩn hóa, do đó gây khó khăn cho Sở trong quá trình cập nhật, tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung danh mục và quy trình nội bộ giải quyết TTHC; mất nhiều thời gian cho việc đăng tải, công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Số lượng các Kế hoạch, báo cáo liên quan đến các lĩnh vực công tác CCHC khá lớn, yêu cầu nhiều trường thông tin, điều này gây khó khăn nhất định cho các đơn vị, địa phương trong quá trình thực hiện. Việc xây dựng, ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc Sở còn hạn chế, nhất là trong công tác hệ thống, lưu trữ văn bản theo đúng quy trình. Hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ thông tin còn khó khăn; Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác chuyển đổi số còn thấp.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác CCHC trong thời gian tới, Sở Tư pháp đã đề xuất, kiến nghị Văn phòng UBND tỉnh kiến nghị các đơn vị có trách nhiệm phụ trách Cổng dịch vụ công quốc gia xem xét lại chức năng thanh toán trực tuyến theo hướng bổ sung các ngân hàng khác; bổ sung chức năng quét mã QR và tiền phí, lệ phí của khách hàng chuyển được trả ngay về tài khoản thụ hưởng của đơn vị nhận phí, lệ phí để thuận tiện trong việc tiếp nhận hồ sơ; nâng cấp, cải thiện tốc độ cập nhật, xử lý của phần mềm Hành chính công tỉnh. Kiến nghị Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng liên quan đến chuyển đổi số cho cán bộ phụ trách công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Kiến nghị Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, sớm tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Bộ tiêu chí đánh giá chỉ số CCHC của các Sở, ban, ngành, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã đảm bảo thống nhất, phù hợp thực tiễn và phù hợp với Quyết định số 876/QĐ-BNV ngày 10/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụphê duyệt Đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bên cạnh đó, sớm tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện phần mềm hỗ trợ đánh giá, theo dõi CCHC để các cơ quan, đơn vị, địa phương có quá trình áp dụng thử trước khi đi vào thực hiện./.

Ngọc Anh

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 20/6/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 1143/QĐ-BTP hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh. Kèm theo Quyết định này có ba Phụ lục hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh, bao gồm:
Để động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân trong ngành Tư pháp cố gắng nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành vượt tiến độ số hóa dữ liệu hộ tịch, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 818/QĐ-BTP ngày 10/5/2024 về ban hành kế hoạch phát động phong trào thi đua cao điểm “Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Kế hoạch số hóa dữ liệu hộ tịch”.
Sáu tháng đầu năm 2024 công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tiếp tục được Sở Tư pháp triển khai đồng bộ và hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực về hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác nuôi con nuôi, ngày 03/5/2024 Sở Tư pháp đã ban hành Văn bản số 796/STP-HC&BTTP đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố, thị xã phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác nuôi con nuôi.
Chiều ngày 06/5/2024, Sở Tư pháp đã phối hợp với Làng Trẻ em mồ côi tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ giao, nhận trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Tham dự buổi lễ có đồng chí Đinh Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Làng Trẻ em mồ côi, cha mẹ nuôi người Anh và các cán bộ, nhân viên của Làng Trẻ.
Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo (Đề án 06); Thông báo Kết luận số 1186/TB-TCTTKĐA06 ngày 23/02/2024 về kết luận họp giao ban Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; Văn bản số 859/CV-TCTTKĐA ngày 31/01/2024 về tuyên truyền, tập huấn sử dụng ứng dụng tài khoản định danh điện tử VneID, ngày 15/3/2024 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 1398/UBND-NC1, trong đó yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục nêu cao quyết tâm chính trị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 06 tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình trong năm 2024; Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Chỉ thị số 04/CT-TTg nêu trên của Thủ tướng Chính phủ; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, tổ chức kiểm điểm và có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhất là đối với những nhiệm vụ chậm, muộn tiến độ, có giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn” đảm bảo các nhiệm vụ thực hiện đúng tiến độ đề ra.