Phát huy vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp thực hiện có hiệu quả quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Xác định được vị trí, vai trò của công tác xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, thời gian qua, thị xã Kỳ Anh đã có nhiều giải pháp để tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện, qua đó đã nâng cao được hiệu quả thực hiện quy định xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn.

Một là, đã phát huy được vai trò của Ngành Tư pháp trong việc làm đầu mối tham mưu Ủy ban nhân dân thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Để triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ liên quan chuẩn tiếp cận pháp luật quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, phòng Tư pháp đã tham mưu UBND thị xã đã ban hành Văn bản triển khai thực hiện Quyết định, các Kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuẩn tiếp cận pháp luật hằng năm trong đó quy định cụ thể nội dung, phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, như: phòng Tư pháp chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường và các cơ quan, đơn vị cung cấp tài liệu, viết tin bài tuyên truyền về thực hiện nhiệm vụ tiếp cận pháp luật; Phòng Tư pháp chủ trì ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Các phòng, ngành có liên quan tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ tham mưu thực hiện công tác đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Phòng Tư pháp tham mưu UBND thị xã thành lập Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật; hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tự chấm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí… Kết quả, đã cấp phát hơn 1.000 tờ gấp tuyên truyền; cung cấp hơn 300 sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ công tác xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật do Sở Tư pháp biên soạn.

Tổ chức 03 cuộc tập huấn, bồi dưỡng tập huấn cho hơn 300 lượt đại biểu là đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã; các cơ quan, đơn vị, phòng ban tham mưu theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật; Văn phòng điều phối nông thôn mới; lãnh đạo, công chức cấp xã. Thường xuyên đăng tải, cập nhật tin, bài, tài liệu, văn bản lên Cổng thông tin điện tử thị xã; Hằng năm công khai Quyết định, danh sách xã, phường đạt chuẩn và không đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bảo đảm đúng thời gian quy định. Tham mưu UBND thị xã thực hiện việc kiểm tra nhiệm vụ chuẩn tiếp cận pháp luật lồng ghép trong kiểm tra công tác Tư pháp. Qua đó, đã hướng dẫn và chỉ ra các tồn tại để các xã, phường kịp thời khắc phục, xây dựng hồ sơ và thực hiện tốt các tiêu chí.

Hai là, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trong việc theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chí đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, qua đó đã phát huy được tính chủ động, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện.

Để phát huy được tính chủ động, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và là căn cứ để đánh giá, kiểm tra, trong các Văn bản tổ chức thực hiện, UBND thị xã đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trong việc theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chí đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, theo đó:  Phòng Tư pháp chủ trì đối với chỉ tiêu 1 của tiêu chí 1; chỉ tiêu 3,4,5 của tiêu chí 2; tiêu chí 3; Phòng Văn hóa-Thông tin chủ trì đối với chỉ tiêu 1 của tiêu chí 2; Văn phòng HĐND và UBND thị xã chủ trì đối với chỉ tiêu 2 của tiêu chí 2; Thanh tra thị xã chủ trì chỉ tiêu 1 của tiêu chí 5; Công an thị xã chủ trì chỉ tiêu 4 của tiêu chí 5; Ủy ban MTTQ thị xã chủ trì chỉ tiêu 4… Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, các cơ quan, đơn vị đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu; hướng dẫn các xã, phường tổ chức thực hiện và tự chấm điểm, đánh giá theo quy định, qua đó đã nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu trên địa bàn.

Ba là, có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan, đơn vị với Văn phòng Điều phối nông thôn mới trong việc tổ chức thực hiện, đánh giá tiêu chí 18.5 trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và tiêu chí 9.5 thuộc Tiêu chí phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Phòng Tư pháp, một số cơ quan, đơn vị theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu là thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, đô thị văn minh của thị xã đã chủ động tham mưu, chỉ đạo thực hiện tiêu chí 18.5 trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, tiêu chí 9.5 thuộc Tiêu chí phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Kết quả đến nay có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong đó có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 06 phường đạt chuẩn đô thị văn minh.

Bốn là, Ủy ban nhân dân các xã, phường tổ chức thực hiện khá tốt các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, thực hiện tự đánh giá, chấm điểm, đề nghị công nhận theo quy định. Trên cơ sở hướng dẫn của UBND thị xã, các đơn vị đã kịp thời tổ chức thực hiện các quy định về xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn, ban hành các kế hoạch thực hiện các quy định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng công chức theo dõi, tổ chức thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu; tổ chức rà soát, tự chấm điểm, hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân thị xã đánh giá bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định.

Năm là, phát huy vai trò của các thành viên Hội đồng trong thẩm định, tổ chức đánh giá, công nhận khách quan, công khai, công bằng và đúng quy định của pháp luật. Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật do Chủ tịch UBND thị xã thành lập đảm bảo về thành phần, số lượng theo quy định. Hằng năm, Hội đồng tổ chức họp và thẩm định hồ sơ; thực hiện đánh giá khách quan, đảm bảo quy định về thời gian, trình tự, thủ tục. Kết quả đến nay 11/11 xã, phường đều được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được việc thực hiện nhiệm vụ xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn thị xã vẫn còn có một số tồn tại như: Một số cơ quan, đơn vị chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu được phân công, chưa sát sao hướng dẫn cơ sở thực hiện; một số xã, phường vẫn chưa quan tâm đề ra các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các tiêu chí, chỉ tiêu; công tác biểu dương, khen thưởng chưa được thực hiện kịp thời. Từ những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế nêu trên, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, phát huy được vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất, UBND thị xã tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước; thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động tham mưu, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, phòng Tư pháp làm tốt vai trò là cơ quan đầu mối tham mưu thực hiện ở địa phương, chủ động phối hợp với các ngành, các cấp để thực hiện; hướng dẫn thực hiện Quyết định 1143/QĐ-BTP ngày…của Bộ Tư pháp để đảm bảo thực hiện thống nhất, đồng bộ trên địa bàn. Tham mưu Ủy ban nhân dân thị xã chỉ đạo các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp xã, phường chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hoặc việc đánh giá, công nhận không đúng quy định pháp luật.

Thứ ba, các cơ quan, đơn vị được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu chủ động theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với các tiêu chí, chỉ tiêu thực hiện hình thức, không hiệu quả.

Thứ tư, Ủy ban nhân dân xã, phường thường xuyên đánh giá việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu, xác định chính xác những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, từ đó đề ra các giải pháp để khắc phục, bảo đảm việc thực hiện thực chất, có hiệu quả.

Thứ năm, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn UBND các xã, phường thực hiện; tổ chức đánh giá, công nhận bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, công bằng, đúng quy định pháp luật; thực hiện và chỉ đạo thực hiện các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Thực hiện tốt được các giải pháp nêu trên trong thời gian tới, nhiệm vụ chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn thị xã sẽ đạt được kết quả cao hơn nữa, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương./.

   Như Long - PTP thị xã Kỳ Anh

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật do đồng chí Hoàng Xuân Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật tại 09 xã, gồm Tùng Ảnh, Trường Sơn, Liên Minh, Tùng Châu, An Dũng, Hòa Lạc , Yên Hồ, Quang Vĩnh, Bùi La Nhân.
Thực hiện Kế hoạch công tác tư pháp năm 2024 và Kế hoạch số 1686/KH-STP ngày 23/08/2024, từ đầu tháng 9 đến nay, Sở Tư pháp đã tổ chức tập huấn công tác hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và Đề án 06 cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Ngày 31/5/2021, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 828/QĐ-TTg ban hành Đánh giá rủi ro quốc gia về tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là hoạt động cung cấp tài chính hoặc hỗ trợ tài chính cho các chủ thể nhà nước hoặc phi nhà nước để phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Một trong những nguy cơ tài trợ phổ biến là từ dịch vụ tài chính và phi tài chính chỉ định trong hoạt động thương mại, trong đó có việc cung cấp dịch vụ của luật sư và công chứng viên.
Xác định được vị trí, vai trò của công tác xây dựng xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, thời gian qua, thị xã Kỳ Anh đã có nhiều giải pháp để tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện, qua đó đã nâng cao được hiệu quả thực hiện quy định xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn.
Trợ giúp pháp lý (TGPL) là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật, nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành, phòng ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội. Sáu tháng đầu năm 2024, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm công tác trợ giúp pháp lý do ngành Tư pháp ban hành và các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, triển khai đồng bộ, kịp thời, toàn diện các nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Ngành Tư pháp và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, cụ thể:
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, các tổ chức đoàn thể Sở Tư pháp đã linh hoạt, sáng tạo, tổ chức nhiều hoạt động sâu rộng, hiệu quả và ý nghĩa, vận dụng được sức mạnh tổng hợp của Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Chi hội luật gia, cùng với chuyên môn tổ chức thành công các phong trào thi đua, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, thiết thực hướng tới sự kiện chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày thành lập ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945-28/8/2024).