Sức lan tỏa của Cuộc thi trực tuyến Thanh niên với pháp luật

        Với mục tiêu tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích nhằm tăng cường tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh, tích cực hưởng ứng Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (09/11), Sở Tư pháp đã phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Thông tin - Truyền thông và Tỉnh đoàn tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Thanh niên với pháp luật” Cuộc thi được tổ chức trong vòng 15 ngày, từ ngày 25/10/2021 đến ngày 09/11/2021 trên Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp, đối tượng thi là các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh.

        Bám sát Thể lệ Cuộc thi, Ban Tổ chức đã xây dựng Bộ câu hỏi và đáp án thi đảm bảo kỹ lưỡng, nghiêm túc, chính xác với nội dung liên quan đến Bộ Luật Lao động; Luật Đất đai; Luật Giao thông đường bộ; Luật Giáo dục; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; Luật phòng chống ma túy; Luật An ninh mạng; Luật Thanh niên; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Câu hỏi lựa chọn các vấn đề thường gặp, gần gũi, thiết thực với đoàn viên, thanh niên. Phần mềm cuộc thi được xây dựng với giao diện bắt mắt, hấp dẫn, dễ đăng ký và truy cập, được bố trí ở giữa giao diện Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp với đầy đủ các chức năng cần thiết cho một cuộc thi trực tuyến. Đáng chú ý, phần mềm có chức năng đảo câu hỏi trong ngân hàng đề thi, đảm bảo các thí sinh không thi một đề giống nhau.

        Ngày 25/10/2021, Lễ Phát động Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Ngay sau lễ phát động, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố thị xã đã có văn bản chỉ đạo, quán triệt, hướng dẫn tham gia cuộc thi. Nhiều địa phương, đơn vị tổ chức Lễ Phát động hoặc lồng ghép phát động cuộc thi trong Lễ hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam hoặc Lễ Chào cờ đầu tháng 11 như: Thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, huyện Đức Thọ, huyện Can Lộc…

Lễ Phát động Cuộc thi tại điểm cầu tỉnh

Lễ Phát động Cuộc thi tại Huyện Hương Khê

        Công tác truyền thông về cuộc thi được chú trọng thực hiện, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh, Báo Pháp luật Việt Nam và các cơ quan báo chí truyền thông khác đưa tin thường xuyên, kịp thời về cuộc thi. Thể lệ và tình hình hưởng ứng Cuộc thi được Cổng thông tin điện tử các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện đăng tải, cập nhật thường xuyên. Đồng thời thông qua các tài khoản trên mạng xã hội (facebook, zalo), các địa phương, đơn vị thường xuyên đăng tải hình ảnh, số liệu tham gia cuộc thi để khích lệ, động viên các đoàn viên, thanh niên tham gia. Một số địa phương cũng đã tuyên truyền về cuộc thi thông qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở. Nhờ kết hợp đa dạng các hình thức nêu trên đã tạo thành đợt cao điểm truyền thông về cuộc thi, đảm bảo có chiều sâu, tạo sức lan tỏa sâu rộng, huy động được sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia Cuộc thi. Đặc biệt với những hình thức lan tỏa nhanh chóng như qua mạng xã hội đã kịp thời đưa thông tin cuộc thi đến với đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh.

        Qua tổng hợp trên hệ thống phần mềm cuộc thi và theo dõi của Ban Tổ chức cuộc thi, 13/13 huyện/thị/thành đoàn, 43/44 trường THPT và liên cấp, hầu hết tổ chức đoàn thuộc Đoàn khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tham gia Cuộc thi, toàn tỉnh có 48.877 thí sinh tham gia với 104.034 lượt thi. Một số địa phương, đơn vị có lượt thi cao như: Thành đoàn Hà Tĩnh với  6.589 lượt thi, huyện đoàn Can Lộc với 6.081 lượt thi, huyện đoàn Nghi Xuân với  4.737 lượt thi, trường THPT Hà Huy Tập với 3.831 lượt thi, Trường THPT Nghèn với 3.399 lượt thi… Có thể thấy Cuộc thi trực tuyến Thanh niên với pháp luật đã thực sự lan tỏa, thu hút sự quan tâm và tham gia hưởng ứng của đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh. Đáng chú ý, chất lượng bài thi của thí sinh tương đối cao, cụ thể đã có 1.120 thí sinh trả lời đúng 29/29 câu hỏi, có 1.213 thí sinh trả lời đúng 28/29 câu hỏi, có 1.197 thí sinh trả lời đúng 27/29 câu hỏi, điều này cho thấy đoàn viên, thanh niên đã nhận thức đúng, đầu tư trí tuệ, công sức với mong muốn tìm hiểu, nâng cao kiến thức pháp luật của mình.

        Kết thúc Cuộc thi, trên cơ sở kết quả trích xuất từ phần mềm cuộc thi, Ban Tổ chức Cuộc thi đã ban hành Quyết định công nhận kết quả và trao giải cho 19 cá nhân theo đúng Thể lệ. Cơ cấu giải thưởng bao gồm: 01 giải nhất: 5 triệu đồng, 03 giải nhì: 2 triệu đồng/giải, 05 giải ba: 1 triệu đồng/giải và 10 giải khuyến khích: 500.000 đồng/giải. Bên cạnh đó, trên cơ sở số lượng, chất lượng thí sinh tham gia cuộc thi, công tác truyền thông, tổ chức hưởng ứng cuộc thi của các địa phương, đơn vị, Giám đốc Sở Tư pháp đã ban hành Quyết định trao tặng Giấy khen cho 10 tập thể.

        Cuộc thi Thanh niên với pháp luật được tổ chức dưới hình thức thi trực tuyến phù hợp với bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp hiện nay và đáp ứng yêu cầu đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL.  Mặc dù chỉ diễn ra trong 15 ngày nhưng Cuộc thi trực tuyến “Thanh niên với pháp luật” thực sự đã lan tỏa sâu rộng, là sân chơi lành mạnh, bổ ích nhằm tăng cường tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh./.

                                                                                                  Thiều Chiên

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 20/6/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 1143/QĐ-BTP hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh. Kèm theo Quyết định này có ba Phụ lục hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh, bao gồm:
Để động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân trong ngành Tư pháp cố gắng nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành vượt tiến độ số hóa dữ liệu hộ tịch, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 818/QĐ-BTP ngày 10/5/2024 về ban hành kế hoạch phát động phong trào thi đua cao điểm “Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Kế hoạch số hóa dữ liệu hộ tịch”.
Sáu tháng đầu năm 2024 công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tiếp tục được Sở Tư pháp triển khai đồng bộ và hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực về hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác nuôi con nuôi, ngày 03/5/2024 Sở Tư pháp đã ban hành Văn bản số 796/STP-HC&BTTP đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố, thị xã phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác nuôi con nuôi.
Chiều ngày 06/5/2024, Sở Tư pháp đã phối hợp với Làng Trẻ em mồ côi tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ giao, nhận trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Tham dự buổi lễ có đồng chí Đinh Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Làng Trẻ em mồ côi, cha mẹ nuôi người Anh và các cán bộ, nhân viên của Làng Trẻ.
Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo (Đề án 06); Thông báo Kết luận số 1186/TB-TCTTKĐA06 ngày 23/02/2024 về kết luận họp giao ban Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; Văn bản số 859/CV-TCTTKĐA ngày 31/01/2024 về tuyên truyền, tập huấn sử dụng ứng dụng tài khoản định danh điện tử VneID, ngày 15/3/2024 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 1398/UBND-NC1, trong đó yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục nêu cao quyết tâm chính trị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 06 tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình trong năm 2024; Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Chỉ thị số 04/CT-TTg nêu trên của Thủ tướng Chính phủ; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, tổ chức kiểm điểm và có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhất là đối với những nhiệm vụ chậm, muộn tiến độ, có giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn” đảm bảo các nhiệm vụ thực hiện đúng tiến độ đề ra.