Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý

Luật TGPL năm 2017 được Quốc hội khóa XIV thông qua tháng 6 năm 2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018, ngoài việc quy định cơ chế, chính sách trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý (viết tắt là TGPL) thì các thủ tục hành chính trong lĩnh vực TGPL cũng đã có sự nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoặc đơn giản hóa cho phù hợp, nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình tiếp cận, thực hiện yêu cầu TGPL để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình hoặc người thân.

Thời gian qua, thực hiện các quy định của Luật TGPL 2017 Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh đẩy mạnh công tác cải cách hành chính về thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, lấy người được TGPL làm trung tâm, đồng thời bảo đảm yêu cầu về quản lý Nhà nước, tạo khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển hoạt động TGPL theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính. Công tác cải cách hành chính được Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh thực hiện trong các nội dung: Thủ tục yêu cầu TGPL; thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật; thủ tục đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; thủ tục thay đổi nội dung giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; thủ tục cấp lại giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; thủ tục chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý; thủ tục cấp thẻ công tác viên trợ giúp pháp lý; thủ tục cấp lại thẻ công tác viên trợ giúp pháp lý; thủ tục giải quyết khiếu nại về trợ giúp pháp lý.

Chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực TGPL trên môi trường mạng ở cấp độ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (cung cấp đường đây nóng, hộp thư điện tử, thông tin, mẫu biểu, hồ sơ liên quan …) để người được TGPL hoặc người thân của người được TGPL có thể tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thuận tiện khi có yêu cầu được TGPL. Đẩy mạnh công tác truyền thông về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực TGPL; công khai rộng rãi các thủ tục hành chính trong lĩnh vực TGPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp; tại trụ sở của các Cơ quan tiến hành tố tụng, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Luôn đổi mới cách thức cũng như các tài liệu truyền thông về TGPL và các thủ tục hành chính trong lĩnh vực TGPL để không chỉ các cơ quan Nhà nước nắm bắt, thực hiện nghiêm túc mà người người dân, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính về TGPL đúng quy định pháp luật. Hàng năm, Trung tâm TGPL Nhà nước thực hiện truyền thông đến người dân về trình tự, cách thức thực hiện, công tác cải cách hành chính về thủ tục yêu cầu TGPL, giải đáp các vướng mắc về pháp luật mà người dân thường gặp.

Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực TGPL cơ bản bám sát vào mục tiêu, yêu cầu của cải cách hành chính, với những thủ tục đơn giản, thuận lợi, giải quyết kịp thời các yêu cầu thực tiễn đặt ra đối với hoạt động TGPL. Nâng cao năng lực, nghiệp vụ đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ viên chức thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực TGPL, tránh tình trạng gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.

Để hoạt động TGPL tiếp tục khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế trong xã hội, làm tăng lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, góp phần cải cách tư pháp, cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong thời gian tới Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh sẽ tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động để TGPL là chỗ dựa tin cậy về pháp luật của Nhân dân, nhất là những người yếu thế trong xã hội./.

            - Lê Quế -

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 20/6/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 1143/QĐ-BTP hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh. Kèm theo Quyết định này có ba Phụ lục hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh, bao gồm:
Để động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân trong ngành Tư pháp cố gắng nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành vượt tiến độ số hóa dữ liệu hộ tịch, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 818/QĐ-BTP ngày 10/5/2024 về ban hành kế hoạch phát động phong trào thi đua cao điểm “Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Kế hoạch số hóa dữ liệu hộ tịch”.
Sáu tháng đầu năm 2024 công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tiếp tục được Sở Tư pháp triển khai đồng bộ và hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực về hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác nuôi con nuôi, ngày 03/5/2024 Sở Tư pháp đã ban hành Văn bản số 796/STP-HC&BTTP đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố, thị xã phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác nuôi con nuôi.
Chiều ngày 06/5/2024, Sở Tư pháp đã phối hợp với Làng Trẻ em mồ côi tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ giao, nhận trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Tham dự buổi lễ có đồng chí Đinh Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Làng Trẻ em mồ côi, cha mẹ nuôi người Anh và các cán bộ, nhân viên của Làng Trẻ.
Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo (Đề án 06); Thông báo Kết luận số 1186/TB-TCTTKĐA06 ngày 23/02/2024 về kết luận họp giao ban Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; Văn bản số 859/CV-TCTTKĐA ngày 31/01/2024 về tuyên truyền, tập huấn sử dụng ứng dụng tài khoản định danh điện tử VneID, ngày 15/3/2024 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 1398/UBND-NC1, trong đó yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục nêu cao quyết tâm chính trị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 06 tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình trong năm 2024; Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Chỉ thị số 04/CT-TTg nêu trên của Thủ tướng Chính phủ; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, tổ chức kiểm điểm và có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhất là đối với những nhiệm vụ chậm, muộn tiến độ, có giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn” đảm bảo các nhiệm vụ thực hiện đúng tiến độ đề ra.