Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao vị trí, vai trò và chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Năm 2022 là năm thứ 10 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) có hiệu lực thi hành. Luật PBGDPL ra đời đã góp phần hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, đồng bộ, thống nhất trong triển khai công tác PBGDPL trên phạm vi toàn quốc nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Các quy định của Luật đã tác động toàn diện, tích cực đến việc triển khai thực hiện công tác này trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và công dân về vị trí, vai trò của công tác PBGDPL trong đời sống xã hội.

 

Sau khi Luật PBGDPL được ban hành, ngày 24/10/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định số 3183/QĐ-UBND.  Ngày 04/12/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 02-CT/TU, trong đó yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức thi hành nghiêm túc, đồng bộ Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngày 15/12/2015 Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 166/2015/NQ-HĐND quy định mức chi thực hiện công tác công tác PBGDPL và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra việc chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Luật PBGDPL còn được lồng ghép thực hiện trong các Kế hoạch công tác PBGDPL của tỉnh, văn bản hướng dẫn của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh. Với việc thực hiện nghiêm túc Luật PBGDPL, nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp về ý nghĩa, vai trò của công tác PBGDPL được nâng lên rõ rệt, nếu trước khi có Luật, công tác PBGDPL hầu như được mặc định là trách nhiệm của ngành Tư pháp thì sau khi Luật có hiệu lực thi hành, các cấp, các ngành đã nhận thức được đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của mỗi cơ quan, tổ chức và cá nhân. Từ chỗ thay đổi về mặt nhận thức, các cấp, các ngành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác PBGDPL. Mối quan hệ phối hợp giữa các cấp các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác PBGDPL ngày càng chặt chẽ. Mặt trận Tổ quốc Việt nam các cấp và các tổ chức thành viên tích cực phối hợp với cơ quan nhà nước cùng cấp trong triển khai công tác PBGDPL cho thành viên, hội viên, đồng thời vận động hội viên tham gia chấp hành pháp luật. Nhiều tổ chức xã hội nghề nghiệp như Đoàn Luật sư, Hội Công chứng viên… đóng góp tích cực vào công tác PBGDPL trên địa bàn. Đội ngũ công chức thực hiện tiếp nhận và trả kết quả chủ động giải thích kết hợp tuyên truyền pháp luật cho Nhân dân khi thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định. Đa số người dân đã ý thức được việc tìm hiểu và chấp hành pháp luật là nghĩa vụ của bản thân và tự giác thực hiện, đồng thời vận động, thuyết phục những người xung quanh cùng tuân thủ pháp luật.

Đồng chí Lê Viết Hồng, Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật PBGDPL trên địa bàn huyện Thạch Hà

Thực hiện Luật PBGDPL, hàng quý nội dung PBGDPL được Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh hướng dẫn đảm bảo gắn với thực tiễn và yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong từng thời kỳ, phù hợp với đặc trưng từng địa bàn, nhóm đối tượng cụ thể, trong đó chú trọng tuyên truyền các vấn đề mang tính thời sự, thiết yếu, được xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, các Luật mới được Quốc hội thông qua tại mỗi kỳ họp và các văn bản hướng dẫn thi hành luật mới được ban hành. Hình thức PBGDPL được triển khai đa dạng và phong phú. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương kết hợp có hiệu quả giữa các hình thức tuyên truyền pháp luật truyền thống và các hình thức mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này. Từ năm 2013 đến nay toàn tỉnh đã tổ chức hơn 50 ngàn cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp, tổ chức hưởng ứng hơn 800 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, in ấn và cấp phát gần 4 triệu tài liệu tuyên truyền pháp luật. Các hình thức tuyên truyền pháp luật khác như qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, lồng ghép với sinh hoạt thôn, xóm, đoàn thể... tiếp tục phát huy hiệu quả. Gắn với việc thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động Thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin; hệ thống loa truyền thanh cơ sở từng bước được đầu tư nâng cao chất lượng, tỷ lệ người dân nghe được thông tin từ hệ thống truyền thanh ở cơ sở đạt trên 90%.

Việc PBGDPL trên sóng phát thanh truyền hình và Báo điện tử của địa phương được thực hiện có hiệu quả. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng nhiều chương trình, chuyên mục PBGDPL, bố trí phát sóng ở khung giờ có nhiều người xem như: Văn bản pháp luật mới, Pháp luật và Đời sống, Luật Sư của bạn, Theo dấu thư bạn xem truyền hình, An ninh Hà Tĩnh…. góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ và Nhân dân. Báo Hà Tĩnh điện tử xây dựng chuyên mục Pháp luật, cập nhật kịp thời nội dung các chủ trương, chính sách mới và phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh, thu hút sự quan tâm của độc giả. 

Một trong các hình thức PBGDPL được triển khai và mang lại hiệu quả rõ nét là tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật. Trong đó nổi bật như: Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, toàn tỉnh có 242.716 bài dự thi (ước tính 1/5 dân số của tỉnh tham gia); Hội thi Hòa giải viên giỏi trên địa bàn tỉnh; Hội thi Thanh niên với an toàn giao thông, Hội thi tìm hiểu mô hình hợp tác xã kiểu mới, Cuộc thi trực tuyến “Thanh niên với pháp luật”… Bên cạnh đó, Hà Tĩnh cũng tích cực tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do trung ương tổ chức và dành nhiều kết quả nổi bật như “Pháp luật học đường”, “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”, “Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân”…

Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2014 và phát động

Cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”

Hội thi Hòa giải viên giỏi cấp tỉnh

Hình thức PBGDPL thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý tiếp tục được chú trọng và mang lại kết quả đáng ghi nhận. Chỉ trong giai đoạn 2017-2021, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện trợ giúp pháp lý 4.748 vụ việc (872 vụ việc hình sự, 800 vụ việc dân sự, 730 vụ việc hành chính, 2346 vụ việc lĩnh vực khác); tổ chức thực hiện thành công 504 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý thu hút khoảng hơn 28.000 người tham gia; cấp phát khoảng 142.500 tờ rơi, tờ gấp về trợ giúp pháp lý, tài liệu các lĩnh vực pháp luật; biên soạn 82 số Chương trình phát thanh “Trợ giúp pháp lý với người dân” để phát đến tận thôn, xóm giúp người dân nắm bắt chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí và các quy định pháp luật có liên quan.

Đặc biệt, trong những năm qua, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL được tỉnh Hà Tĩnh thực hiện nghiêm túc và mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hệ thống cổng/trang thông tin của các ngành, địa phương thường xuyên được cập nhật, kịp thời đăng tải các văn bản pháp luật để cán bộ, nhân dân tìm hiểu. Một số ngành, địa phương khai thác có hiệu quả mạng xã hội trong công tác tuyên truyền như: Sở Thông tin và truyền thông, Tỉnh đoàn, các huyện: Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà... Theo số liệu thống kê, trung bình hằng năm các đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh đăng tải hơn 50.000 tin, bài, tài liệu trên internet để phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật. Hình thức tập huấn pháp luật trực tuyến được tỉnh triển khai và mang lại kết quả đáng ghi nhận.

Cuộc thi trực tuyến “Thanh niên với pháp luật”

Hình thức PBGDPL thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở tiếp tục được thực hiện có hiệu quả. Đội ngũ hòa giải viên thường xuyên được kiện toàn và tập huấn, bồi dưỡng. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.964 tổ hòa giải với 13.031 hòa giải viên. Hoạt động hoà giải đã từng bước được nâng cao về chất lượng, tổ chức và hoạt động ngày một đi vào nề nếp, có hiệu quả. Đội ngũ hòa giải viên luôn nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm. Từ năm 2013 đến nay tỷ lệ hòa giải thành hàng năm đều đạt trên 80%. Thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở đã giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ phát sinh trong cộng đồng dân cư, góp phần vào việc giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân, duy trì và phát huy những tình cảm, truyền thống, đạo lý tốt đẹp trong mỗi gia đình và cộng đồng, ngăn chặn và phòng ngừa kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

Trong triển khai công tác PBGDPL, nhiều mô hình hay, sáng tạo được xây dựng và phát huy hiệu quả cao như: Mô hình “Địa bàn không ma túy” và “Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm ma túy” do Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các địa phương, đã nhân rộng được 40 mô hình trên địa bàn tỉnh; Mô hình “Câu lạc bộ tình thương” được xây dựng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn đã tập hợp, giáo dục, cảm hóa các đối tượng nghiện hút và vi phạm pháp luật, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; mô hình “Tổ chức đối thoại” giữa các cơ quan nhà nước và nhân dân tại thị xã Hồng Lĩnh; mô hình “Hỏi đáp pháp luật”; các Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”, “Thanh niên với pháp luật”… Đặc biệt tại Hà Tĩnh có mô hình “Sinh hoạt Ngày pháp luật hàng tháng”, theo đó vào ngày 28 hàng tháng, các cơ quan, đơn vị tổ chức hoạt động tuyên truyền pháp luật trực tiếp ở cơ quan, đơn vị mình.

Câu lạc bộ Phụ nữ với pháp luật

Có thể thấy, so với trước khi Luật PBGDPL được ban hành, nhờ việc xác định nội dung, đổi mới hình thức PBGDPL có hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn đã hạn chế tình trạng tuyên truyền pháp luật dàn trải, sáo mòn, theo phong trào, thiếu thực chất, làm cho công tác PBGDPL được triển khai có trọng tâm, trọng điểm hơn, thiết thực và hiệu quả hơn.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong 10 năm thi hành Luật PBGDPL, tin tưởng rằng thời gian tới, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục đạt nhiều kết quả tốt hơn nữa, tích cực góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và Nhân dân, phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.

                                                                                              Thiều Chiên

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 20/6/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 1143/QĐ-BTP hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh. Kèm theo Quyết định này có ba Phụ lục hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh, bao gồm:
Để động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân trong ngành Tư pháp cố gắng nỗ lực, phấn đấu, hoàn thành vượt tiến độ số hóa dữ liệu hộ tịch, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 818/QĐ-BTP ngày 10/5/2024 về ban hành kế hoạch phát động phong trào thi đua cao điểm “Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Kế hoạch số hóa dữ liệu hộ tịch”.
Sáu tháng đầu năm 2024 công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tiếp tục được Sở Tư pháp triển khai đồng bộ và hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực về hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác nuôi con nuôi, ngày 03/5/2024 Sở Tư pháp đã ban hành Văn bản số 796/STP-HC&BTTP đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố, thị xã phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác nuôi con nuôi.
Chiều ngày 06/5/2024, Sở Tư pháp đã phối hợp với Làng Trẻ em mồ côi tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Lễ giao, nhận trẻ em làm con nuôi người nước ngoài. Tham dự buổi lễ có đồng chí Đinh Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở Tư pháp, đồng chí Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Làng Trẻ em mồ côi, cha mẹ nuôi người Anh và các cán bộ, nhân viên của Làng Trẻ.
Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo (Đề án 06); Thông báo Kết luận số 1186/TB-TCTTKĐA06 ngày 23/02/2024 về kết luận họp giao ban Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; Văn bản số 859/CV-TCTTKĐA ngày 31/01/2024 về tuyên truyền, tập huấn sử dụng ứng dụng tài khoản định danh điện tử VneID, ngày 15/3/2024 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 1398/UBND-NC1, trong đó yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục nêu cao quyết tâm chính trị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 06 tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình trong năm 2024; Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Chỉ thị số 04/CT-TTg nêu trên của Thủ tướng Chính phủ; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, tổ chức kiểm điểm và có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhất là đối với những nhiệm vụ chậm, muộn tiến độ, có giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn” đảm bảo các nhiệm vụ thực hiện đúng tiến độ đề ra.