Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh

Ngày 29/3/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 06/2024/QĐ-UBND Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, đề lựa chọn sách giáo khoa cho cơ sở giáo dục phổ thông căn cứ các tiêu chí sau:

 - Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương

+ Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và hình ảnh phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương.

+ Cấu trúc nội dung có tính mở, tạo điều kiện để các nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên bổ sung những nội dung thích hợp, gắn với thực tiễn của địa phương.

+ Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội vùng miền.

+ Sách giáo khoa có giá bán hợp lý, phù hợp điều kiện kinh tế của địa phương.

- Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông

+ Sách giáo khoa đảm bảo tính chính xác, khoa học, phân hóa, có thể điều chỉnh phù hợp với năng lực của học sinh tại địa phương.

+ Sách giáo khoa tạo cơ hội học tập tích cực cho học sinh; chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, vận dụng kiến thức thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗi bài học.

+ Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học; chất lượng giấy in tốt; kích thước, độ dày của sách phù hợp với đặc thù môn học và lứa tuổi học sinh.

+ Các bài học, chủ đề có tính hệ thống, đồng bộ; được thiết kế, trình bày đa dạng các hoạt động, tạo điều kiện cho giáo viên linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực; các chủ đề, nội dung chú trọng tích hợp kiến thức liên môn, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học gắn kết với thực tiễn cuộc sống.

+ Sách giáo khoa có các yêu cầu cụ thể, giúp giáo viên thuận lợi trong việc đánh giá mức độ cần đạt được về phẩm chất, năng lực của học sinh cũng như đánh giá được kết quả giáo dục; mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá nêu trong bài học phải thống nhất và hỗ trợ cho nhau.

+ Cấu trúc sách giáo khoa tạo điều kiện để nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt và sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

+ Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện để nhà trường, tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.

+ Sách giáo khoa có thể triển khai với cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện dạy học khác hiện có và định hướng hiện đại hóa cơ sở vật chất trường học trong cơ sở giáo dục phổ thông.

+ Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích, dễ khai thác, sử dụng.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10/4/2024 và thay thế Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND./.

Thanh Hoa

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá. Theo đó, Nghị định đã quy định cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hành nghề thẩm định giá.
Ngày 03/7/2024, Hội đồng PHPBGDPL tỉnh (sau đây viết tắt là Hội đồng) ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến pháp luật quý III năm 2024. Để triển khai kịp thời, có hiệu quả cao công tác này, Hội đồng đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử. Theo đó, tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc phương tiện xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử, được dùng để truy cập, sử dụng các tính năng, tiện ích, ứng dụng của hệ thống định danh và xác thực điện tử và hệ thống thông tin đã được kết nối, chia sẻ theo quy định của pháp luật.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2024/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử. Trong đó, Nghị định quy định rõ trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử đối với người nước ngoài như sau:
Ngày 28/6/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 43/2024/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.