Tiêu chí thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và mức hỗ trợ, bồi dưỡng và các mức chi đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Vừa qua, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 129/2024/NQ-HĐND ngày 18/7/2024 quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; tiêu chí số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; mức hỗ trợ, bồi dưỡng và các mức chi đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

- Về tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; tiêu chí số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự:

+ Tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự: Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được bố trí ở thôn, tổ dân phố thuộc địa bàn xã, phường, thị trấn; mỗi thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thành lập 01 Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.

+ Tiêu chí số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự gồm có 01 Tổ trưởng, 01 Tổ phó và Tổ viên được bố trí tương ứng với số lượng hộ của từng thôn, tổ dân phố, cụ thể: Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố bố trí 03 thành viên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị quyết này. Thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên, tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới bố trí không quá 04 thành viên.

- Về mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng.

+ Tổ trưởng: 0,55 lần mức lương cơ sở/người/tháng.

+ Tổ phó: 0,5 lần mức lương cơ sở/người/tháng.

+ Tổ viên: 0,45 lần mức lương cơ sở/người/tháng.

- Về hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế

+ Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hỗ trợ 20% mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn áp dụng trong từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.

+ Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế: người tham gia bảo hiểm y tế được hỗ trợ 50% mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định.

+ Trường hợp thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thuộc đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo các quy định khác của Trung ương, của tỉnh thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ cao nhất.

- Về chế độ bồi dưỡng: Mức hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ hoặc thực hiện các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc theo quy định của pháp luật về lao động được hưởng mức bồi dưỡng: 32.000 đồng/người/ngày. Không quá 10 ngày/tháng và không quá 6 tháng/năm.

- Về hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ tiền ăn hàng ngày trong thời gian điều trị nội trú đến khi ổn định sức khỏe ra viện

+ Thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được hỗ trợ 50% chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức người có thẻ bảo hiểm y tế được hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.

+ Hỗ trợ tiền ăn hàng ngày trong thời gian điều trị nội trú đến khi ổn định sức khỏe ra viện: 03% mức lương cơ sở/người/ngày. Tối đa không quá 15 ngày/người/một lần điều trị và không quá 03 lần/năm.

- Về hỗ trợ thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội mà bị tai nạn dẫn đến chết khi thực hiện nhiệm vụ: Trường hợp bị tai nạn dẫn đến chết: hỗ trợ tiền tuất cho thân nhân: 10.728.000 đồng; người lo mai táng nhận được mai táng phí: 2.980.000 đồng.

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2024./.

                                                                                       Hồng Phúc

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Vừa qua, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 129/2024/NQ-HĐND ngày 18/7/2024 quy định tiêu chí thành lập Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; tiêu chí số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; mức hỗ trợ, bồi dưỡng và các mức chi đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 08/2024/TT-BNV hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu đã nghỉ việc.
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất” là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Luật Đất đai năm 2024 được Quốc hội thông qua ngày 18/01/2024 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025) quy định các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp sau đây:
Ngày 29/6/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2023/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng. Theo đó, điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01 tháng 7 năm 2023, bao gồm: