Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong việc nhận diện một số thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên in-tơ-nét, mạng xã hội, giải pháp và cách phòng tránh

Những năm qua, sự phát triển nhanh chóng của in-tơ-nét, mạng xã hội đã đem lại những lợi ích không thể phủ nhận; từng bước khẳng định vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội, trở thành môi trường cung cấp, chia sẻ, trao đổi, khai thác sử dụng thông tin cho mọi người và đang thâm nhập vào cuộc sống của con người trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Với đặc điểm nổi trội là tốc độ kết nối nhanh, phạm vi chia sẻ rộng, hiệu quả tác động lớn, in-tơ-nét, mạng xã hội trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống, tác động một cách trực tiếp, làm thay đổi nhận thức, hành vi của mỗi cá thể, qua đó tác động đến sự phát triển của toàn xã hội. Tuy nhiên, in-tơ-nét, mạng xã hội cũng bộc lộ những mặt trái và hệ lụy của nó đối với sự phát triển của đất nước nói chung.

Nhận biết được điều đó, thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, lực lượng chống cộng cực đoan ở nước ngoài,… triệt để lợi dụng in-tơ-nét và các trang mạng xã hội để phát tán các tin, bài, videoclip có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội ta với sự gia tăng cả về cấp độ, mật độ, tần suất và lưu lượng tin, bài,… bằng những chiêu thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm hiểm nhằm thu hút sự quan tâm, theo dõi của cộng đồng mạng. Qua đó, chúng thực hiện các biện pháp, thủ đoạn tuyên truyền, kích động, xuyên tạc, chống phá ta một cách quyết liệt, tung tin thất thiệt, lừa bịp, mị dân, thật giả lẫn lộn, làm cho một bộ phận cư dân mạng mất phương hướng, lầm tưởng rằng đó là sự thật, dẫn đến hoài nghi, thiếu niềm tin với Đảng, chế độ.

Trước các hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi của các thế lực thù địch. Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ trên không gian mạng, đề nghị cán bộ, công nhân viên chức, người lao động và bà con nhân dân cần cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Một là, Sử dụng mạng xã hội, internet một cách hợp lý, nghiêm túc, tỉnh táo và nhận thức được mục đích của việc sử dụng mạng xã hội, Internet là để làm gì? Không tiếp tay cho các hoạt động chống phá, các hành vi tiêu cực, phản cảm, thiếu văn hóa trên mạng xã hội, không chạy theo và cổ súy cho những xu hướng lệch chuẩn, đi ngược lại truyền thống đạo lý và thuần phong mỹ tục của dân tộc; không tham gia bình luận (comment), không chia sẻ những thông tin xấu, độc.

Hai là, sử dụng tài khoản mạng xã hội hoặc trang mạng internet cá nhân của mình để chia sẻ, đăng tải, cung cấp, định hướng thông tin có ích cho người khác, cho xã hội và đất nước.

Ba là, đăng tải các bình luận, ý kiến nhận xét có văn hóa, có trách nhiệm và có tính xây dựng về những vấn đề mà bản thân cho rằng nên có ý kiến hoặc đang được dư luận xã hội quan tâm. Nhất là với các vụ việc đang “nóng”, cần tránh tạo tâm lý kích động hoặc dẫn dắt dư luận một cách sai lệch; khi cần có ý kiến thì phải hợp lý, thể hiện bằng văn phong đúng mực, tránh để bị quy chụp, xuyên tạc về thái độ, tư cách của người cán bộ, đảng viên nói chung.

Bốn là, tuyên truyền, động viên để nhiều người khác, nhất là với người thân, những người xung quanh mình, hiểu rõ và thực hiện các quy chuẩn, quy tắc ứng xử của cán bộ, đảng viên khi sử dụng mạng internet và mạng xã hội.

Năm là, trên trang mạng internet và địa chỉ mạng xã hội của mình, mỗi cán bộ, đảng viên nên tích cực kêu gọi, động viên mọi người chấp hành tốt các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách, các cuộc vận động, nhất là các nội dung có tính thời sự, đang cần sự tham gia của đông đảo người dân, các vấn đề đang có ý kiến khác nhau...

Sáu là, tích cực giới thiệu, quảng bá các hình ảnh, thông tin tốt, có ích về địa phương, cơ quan, đơn vị và đất nước...; làm lan tỏa những gương người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến, các câu chuyện có giá trị nhân vãn... trên trang cá nhân hoặc các trang cộng đồng.

Bảy là, chủ động phản ánh với các cơ quan có chức năng hoặc với cấp ủy khi phát hiện, đồng thời tích cực đấu tranh phản bác những trang, những thông tin sai trái, xuyên tạc, tiêu cực... Hình thức dễ thực hiện và có ý nghĩa thiết thực là nên trao đổi, chia sẻ về các thông tin sai trái, xấu độc trong các cuộc sinh hoạt của cơ quan, đơn vị, đặc biệt là sinh hoạt chi bộ.

Tám là, luôn gương mẫu, chuẩn mực khi phát ngôn, đăng tải hình ảnh, chia sẻ thông tin.. .trên mạng internet và mạng xã hội; không đưa những thông tin, hình ảnh, tư liệu nội bộ cơ quan, đơn vị; không đưa thông tin một cách lập lờ để dẫn dắt dư luận nhằm mục đích công kích cá nhân hoặc tổ chức với dụng ý không tốt.

Chín là, đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, bên cạnh việc thực hiện các yêu cầu chung về việc sử dụng mạng internet và mạng xã hội, còn quan tâm việc sử dụng mạng internet và mạng xã hội của cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi mình phụ trách để kịp thời góp ý, nhắc nhở, chấn chỉnh các biểu hiện chưa lành mạnh; đồng thời tích cực lắng nghe các ý kiến phản hồi về bản thân, về cơ quan, đơn vị, về cán bộ, nhân viên ở cơ quan của mình... để có biện pháp ứng xử phù hợp...

Mười là, tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng năm 2018, Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội năm 2021 phù hợp và kịp thời cho các nhóm đối tượng khác nhau, trong đó và trước hết là đội ngũ cán bộ đảng viên. Trên cơ sở đó nhằm giúp mỗi cán bộ, đảng viên hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm liên quan đến văn hóa ứng xử khi tham gia mạng xã hội, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn./.

 

2024.05.21-GM-lam-viec-voi-To-cong-tac-467-242.docx_(21.05.2024_08h48p34)_signed(1)

 TIN TỨC LIÊN QUAN