Khó khăn trong việc tiếp cận chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ

 

 

Thời gian qua, để hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH và CN) thì nhiều chính sách về lĩnh vực này đã được ban hành, sửa đổi.Tuy số lượng doanh nghiệp KH và CN tăng qua các năm, nhưng nhìn chung vẫn còn khiêm tốn; chưa nhiều doanh nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ. Nguyên nhân do việc triển khai các chính sách chưa hiệu quả, một số quy định chưa phù hợp đặc thù doanh nghiệp KH và CN.

 

Hà Tĩnh hiện có 5 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN)bao gồm: Công ty CP Dược Hà Tĩnh (Hadiphar), Công ty TNHH Phần mềm Phi Long (TP Hà Tĩnh), Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Trần Châu (Khu CN Bắc Cẩm Xuyên); Công ty CP Đầu tư Vạn Xuân (Hương Sơn), Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh. Đây là những DN thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ KH&CN để tạo ra sản phẩm hàng hóa từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

 

Theo số liệu báo cáo của sở Khoa học và Công nghệ, thời gian qua, việc tiếp cận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghieepj KH và CN phần lớn còn khó khăn. Trong 05 doanh nghiệp KH và CN trên địa bàn tỉnh thì chưa có doanh nghiệp nào được ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Nguyên nhân do chính sách đối với doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ trước đây còn bất cập và nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin về chính sách ưu đãi, hỗ trợ. Một trong những chính sách quan trọng mới được sửa đổi tại Nghị định 13/2019/NÐ-CP là ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, nhưng cơ quan quản lý và doanh nghiệp vẫn có nhiều băn khoăn về tính khả thi. Theo đó, doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ phải có doanh thu của sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu Khoa hoạc và Công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu của doanh nghiệp mới được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặc dù mức tỷ lệ này đã giảm so với trước đây, nhưng nhiều doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ vẫn khó có thể đạt để được hưởng ưu đãi. Chưa kể, thực tế các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhiều sản phẩm, dịch vụ, nhưng sản phẩm đáp ứng điều kiện để cấp Giấy chứng nhận sản phẩm KH và CN lại không nhiều.

 

Trao đổi với chúng tôiGiám đốc Sở Khoa họcvàCông nghệHà Tĩnh Ðỗ Khoa Văn cho biết: “Toàn bộ năm doanh nghiệp Khoa họcvà Công nghệcủa tỉnh chỉ có tám sản phẩm Khoa học và Công nghệ, doanh thu của các sản phẩm KH và CN rất ít nên không đáp ứng được mức 30% doanh thu để vay vốn ưu đãi như quy định. Năm 2018, Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh là doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ tiêu biểu của tỉnh trong hoạt động nghiên cứu triển khai Khoa học và Công nghệ, nhưng trong tổng số hơn 100 sản phẩm của doanh nghiệp chỉ có ba sản phẩm Khoa học học và Công nghệ, tỷ lệ doanh thu của các sản phẩm Khoa học và Công nghệ chiếm khoảng 6,5% doanh thu công ty (tương đương 24 tỷ đồng trong tổng số 370 tỷ đồng); Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ vật tư Viết Hải có tỷ lệ doanh thu sản phẩm KH và CN khoảng 0,1% (tương đương hai tỷ đồng trong tổng số 1.971 tỷ đồng); Công ty cổ phần Giống cây trồng Hà Tĩnh tỷ lệ doanh thu sản phẩm KH và CN khoảng 0,9% (tương đương 0,3 tỷ đồng trong tổng số 35 tỷ đồng)…

 

Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ có đặc thù là đầu tư lớn, rủi ro cao, sản phẩm mới không dễ được thị trường đón nhận, trong khi tiềm lực tài chính còn hạn chế. vv…. Trước những khó khăn đó, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cần sớm được các cơ quan chức năng hướng dẫn, thực hiện thống nhất để các doanh nghiệp sớm được tiếp cận các chính sách ưu đãi phát triển doanh nghiệp KH và CN theo quy định, trình tự, thủ tục các ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, đất đai thực hiện theo luật chuyên ngành. Đặc biệt tiếp tục đề xuất những khó khăn, vướng mắc về Bộ Khoa học và Công nghệ, để có hướng tháo gỡ, giải quyết kịp thời./.

 

Kim Oanh

 TIN TỨC LIÊN QUAN