Một số nội dung phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm

1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan

Sở Tư pháp là đơn vị có trách nhiệm chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan như: Sở Tài nguyên và Môi trường,Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, Cơ quan Thi hành án dân sự, các tổ chức tín dụng, các cơ quan thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất,… là những cơ quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện công tác quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh.

2. Nội dung phối hợp cụ thể trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm

Theo Quyết định, có 11 nội dung phối hợp giữa các cơ quan, bao gồm: Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm nhằm triển khai công tác quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh; sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác đăng ký biện pháp bảo đảm; Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý đăng ký  biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; Rà soát các quy định pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho người thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm….Trong đó,trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị được quy định cụ thể ở từng điều quy định riêng về từng nội dung phối hợp. Ví dụ như:

Trong công tác xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng năm; sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác đăng ký biện pháp bảo đảm:Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan.

Trong chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý đăng ký  biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật:Sở Tư pháp là đơn vị chủ trì, phải thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến đăng ký biện pháp bảo đảm; trong cung cấp thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;...Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫncác cơ quan thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và các văn bản pháp luật có liên quan; Trao đổi, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm cho các tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thi hành án dân sự và các cơ quan liên quan.Cơ quan Thi hành án dân sự thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản cho các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định…

Trong việc rà soát các quy định pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan tiến hành rà soát các quy định pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm do Trung ương và tỉnh ban hành để kịp thời phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định liên quan đến các hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm.

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho người thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và tổ chức thực hiện; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác liên quan đến đăng ký biện pháp bảo đảm.

Trong việc cung cấp, công bố, trao đổi thông tin về biện pháp bảo đảm: Các cơ quan thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đấtcó trách nhiệm cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của cơ quan mình cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu, trừ trường hợp có căn cứ từ chối cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP.Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì công bố thông tin về biện pháp bảo đảm trên Trang thông tin điện tử của đơn vị. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm gửi thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện việc công bố theo quy định…

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2018 và thay thế Quyết định số 35/2013/QĐ-UBND ngày 13/8/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh./.

Kim Lân (Chi đoàn thanh niên)

 TIN TỨC LIÊN QUAN