Hội nghị tổng kết Luật Giám định tư pháp, Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Nghị quyết số 755/NQ-UBTVQH15 ngày 27/3/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổng kết công tác giám định tư pháp, ngày 17/5/2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Luật Giám định tư pháp, Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.

 

 

 Tại điểm cầu Hà Tĩnh, tham dự Hội nghị có đồng chí Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án; các thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành liên quan; đại diện tổ chức giám định tư pháp và người giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.

Sau 12 năm thi hành Luật Giám định tư pháp, 05 năm thực hiện Đề án, hệ thống tổ chức giám định tư pháp, đội ngũ người làm giám định tư pháp tiếp tục được củng cố, phát triển; công tác giám định tư pháp có những bước chuyển biến tích cực, hiệu quả, nhất là trong những lĩnh vực có tổ chức giám định và giám định viên chuyên trách như pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, các lĩnh vực khác như ngân hàng, tài chính, xây dựng, tài nguyên và môi trường... cũng được tăng cường. Đến nay, toàn quốc có 139 tổ chức giám định tư pháp công lập, bao gồm 66 tổ chức giám định kỹ thuật hình sự, 66 tổ chức giám định pháp y và 07 tổ chức pháp y tâm thần; 580 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; 7.135 giám định viên và 2.621 người giám định tư pháp theo vụ việc; đã thực hiện 1.039.615 vụ việc giám định tư pháp. Về cơ bản, hoạt động giám định tư pháp đã phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động tố tụng, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật.

Bên cạnh đó, tại Hội nghị, các đại biểu cũng tập trung đánh giá những tồn tại, hạn chế, xác định nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Kết quả của Hội nghị sẽ được Bộ Tư pháp tổng hợp, nghiên cứu, từ đó kiến nghị, đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật Giám định tư pháp và tiếp tục triển khai các nhiệm vụ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ nói riêng cũng như yêu cầu về cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong thời gian tới./.

                                                                            Hạnh Ngân

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/702024), vừa qua Sở Tư pháp, Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Chấp hành Chi đoàn thanh niên đã tổ chức một số hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Sáng ngày 19/7/2024, Sở Tư pháp Hà Tĩnh phối hợp với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn nội dung mới của Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP. Hội nghị do đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL và đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Tĩnh đồng chủ trì.
Sau 2 ngày làm việc, chiều 18/7, Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã hoàn thành các nội dung chương trình đề ra.
Sáng ngày 11/7/2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật các cấp, công chức pháp chế của các bộ, cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương. Tại điểm cầu Trung ương do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì.
Ngày 12/7, Ban Tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước” tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi.
Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2024, vừa qua Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức, kỹ năng công tác tuyên truyền miệng, công tác bồi thường nhà nước và toạ đàm trao đổi kinh nghiệm việc thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh” cho gần 150 đại biểu là cán bộ làm công tác pháp chế các sở, ban, ngành, đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và Trưởng, phó phòng Tư pháp cấp huyện.