Phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên: Cần hướng đến đối tượng có nguy cơ cao.

Trên cơ sở chủ trương, chính sách nêu trên của Đảng, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên luôn được Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều văn bản, đề án, chương trình về phổ biến, giáo dục pháp luật như Ðề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2011-2015thông qua các hình thức đa dạng, thiết thựctuyên truyền, học tập, sinh hoạt và các hoạt động khác. Các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống tội phạm”, “Tuổi trẻ với pháp luật” hoặc “Thanh niên với pháp luật” ... được thành lập ở tất cả các địa phương trong toàn tỉnh. Ngoài ra, các đơn vị, địa phương đã chú trọng việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến pháp luật; in các tài liệu pháp luật và cấp phát cho đoàn viên, thanh niên; tổ chức các chiến dịch, đợt cao điểm nhằm hướng thanh niên tham gia vào các hoạt động giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy, cờ bạc, đua xe trái phép...).

Mặc dù các đơn vị, địa phươngđã có nhiều nỗ lực để phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, nhưng hiệu quả của công tác này còn chưa cao, hơn nữa kết quả khó có thể định lượng bởi có nhiều trường hợp hiểu luật, biết luật mà vẫn cố tình vi phạm. Tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật vẫn tiếp tục xảy ra, tập trung vào một số lĩnh vực về an toàn giao thông, trộm cắp, ma túy, hôn nhân - gia đình, sức khỏe, tính mạng… Đặc biệt, một bộ phận thanh niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng vũ khí với tính chất côn đồ, phạm các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê năm 2016 của Phòng Cảnh sát chuyên đề - Công an tỉnh cho thấy, số lượng tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng: 553 vụ phạm tội về trật tự an toàn xã hội; làm chết 19 người; bị thương 114 người. Đặc biệt nổi lên là các vụ án nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản, hiếp dâm có xu hướng gia tăng.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do:

Thứ nhất: do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi người chưa thành niên đang trong quá trình phát triển, chưa hoàn thiện về thể chất và tinh thần nên phần lớn, chưa tự làm chủ được bản thân nên dễ bị lôi kéo, kích động tham gia vào những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật;

Thứ hai:  xuất phát từ gia đình, trong những năm vừa qua, vấn đề giáo dục con cái trong nhiều gia đình chưa thật sự được chú trọng. Một số gia đình còn tập trung nhiều thời gian cho việc lo kiếm sống, rất nhiều gia đình gần như giao việc giáo dục con cái cho nhà trường;

Thứ ba:  Xuất phát từ môi trường xã hội vì môi trường xã hội có tác động sâu sắc đến quá trình hình thành nhân cách của mỗi cá nhân và không thể tách rời sự phát triển của cá nhân với xã hội, thời gian qua, xã hội đã có những biến động do tác động của kinh tế thị trường kéo theo sự thay đổi các mặt đời sống xã hội như: sự du nhập văn hóa, công nghệ từ môi trường vào một cách ồ ạt, trong khi đó thanh niên ở độ tuổi này rất thích những cái mới lạ mà chưa ý thức, nhận thức được những gì họ làm.

Thứ tư: Việc phối hợp giữa xã hội, nhà trường và gia đình chưa được thường xuyên nên việc nắm bắt tâm tư tình cảm của tuổi chưa thành niên để kịp thời uốn nắn trước những sai trái của các đối tượng này chưa cao, chính vì vậy lâu dần hình thành động cơ phạm tội.

Để đạt được những kết quả như mong muốn, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên phải được xác định “là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị”. Do đó, để nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, giảm tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật, thời gian tới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần tập trung vào một số nội dung sau:

Một là, Nâng cao nhận thức của một số cấp ủy, lãnh đạo địa phương về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên đối yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Hai là, Nâng cao vai trò, trách nhiệm của nhà trường trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội.Đặc biệt làđề cao hơn nữa tầm quan trọng của môn học giáo dục công dân, Nhà nước và pháp luật trong các cấp học, bậc học.

Ba là,Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên cần tập trung vào những đối tượng có nguy cơ vi phạm pháp luật cao vì phần lớn những đối tượng thanh niên có nguy cơ vi phạm pháp luật cao thường là thanh niên sống trong gia đình, khu vực đặc biệt như: thanh niên không có trình độ văn hóa (do bỏ học sớm); gia đình có bố mẹ ly hôn, bố mẹ phạm tội, hoặc bố mẹ là những “con buôn”, chủ lô đề, cờ bạc; thanh niên không có việc làm...đây là những đối tượng rất dễ vi phạm pháp luật do bị tác động bởi hoàn cảnh.

Hi vọng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên sẽ đạt được hiệu quả cao trong thời gian tới./.

Kim Oanh

 TIN TỨC LIÊN QUAN