Cá nhân vi phạm quy định về Giấy phép khai thác thủy sản bị phạt lên đến 100 triệu đồng

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Nghị định số 38/2024/NĐ-CP quy định mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm quy định về Giấy phép khai thác thủy sản, cụ thể:

 Phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đối với một trong các hành vi sau: Không mang bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy phép khai thác thủy sản khi tàu cá hoạt động khai thác thủy sản; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12m khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12m khai thác thủy sản trong nội địa mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn.

Phạt tiền từ 20.000.000 - 30.000.000 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12m khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên khai thác thủy sản trong nội địa mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn.

Phạt tiền từ 30.000.000 - 50.000.000 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m khai thác thủy sản trong nội địa và trong vùng biển Việt Nam mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản. Các hành vi này tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 - 100.000.000.

Tùy theo hành vi vi phạm, cá nhân vi phạm còn bị tịch thu thủy sản khai thác; tịch thu ngư cụ hoặc tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng ...

Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân nêu trên.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2024 và thay thế Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ./.

                                                                                             Kim Oanh

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Ngày 25/04/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 343/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BTC quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực tài chính tại chính quyền địa phương.
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Quỹ).
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.