Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, độ tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được quy định như sau:

- Về độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng:

+ Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;

+ Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;

+ Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;

+ Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;

+ Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;

+ Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.

- Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Ngoài ra, Luật cũng giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định độ tuổi của người lái xe trong lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026./.

                                                                              Nguyễn Anh

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21/02/2023 quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Ngày 12/6/2024, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản. Cụ thể, Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 347, 348 và 349 về hành vi xuất cảnh, nhập cảnh để khai thác thủy sản trái phép; các điều 242, 244 về hành vi liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Điều 287 về hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông để khai thác thủy sản trái phép; các điều 188, 189, 198 và 341 về hành vi xâm phạm trong lĩnh vực thương mại thủy sản của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14. Nghị quyết có một số nội dung đáng chú ý như sau:
Ngày 01/8/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGTVT quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải.
Ngày 30/8/2024, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 08/2024/TT-BXD quy định đánh số và gắn biển số nhà, công trình xây dựng. Theo đó, tại Điều 7 Thông tư này quy định việc đánh số nhà trong ngõ, ngách được thực hiện như sau:
Ngày 20/8/2024, Kiểm toán Nhà nước ban hành Quyết định số 1495/QĐ-KTNN về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước. Trong đó quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán như sau:
Ngày 17/9/2024, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ban hành Thông tư số 53/2024/TT-BQP quy định điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.