Công tác cải cách thể chế tiếp tục đạt được những kết quả tích cực

Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định cải cách thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện từ đó tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về cải cách thể chế, xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh đúng quy định, đồng bộ, thống nhất. Chính vì vậy, là cơ quan phụ trách lĩnh vực cải cách thể chế của tỉnh, Sở Tư pháp luôn xác định phải đổi mới và tìm ra các giải pháp cụ thể, đồng bộ nâng cao hiệu lực, hiệu quả để tiếp tục phát huy vai trò cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Trên cơ sở, Quyết định số 3396/QĐ-UBND ngày 12/10/202 của UBND tỉnh ban hành Quy chế và Bộ tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, từ đầu năm, Sở Tư pháp đã ban hành 133/STP-XDKT&TDTHPL ngày 17/02/2022 về việc thực hiện công tác cải cách thể chế và chế độ báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hướng dẫn cụ thể các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo từng tiêu chí thành phần trong hoạt động cải cách thể chế. Nhờ đó, trong năm công tác cải cách thể chế của tỉnh đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhằm phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

H1: Đồng chí Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở phát biểu tại Tọa đàm trao đổi một số nội dung về nâng cao chất lượng công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL

Về công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được triển khai đúng quy định, đảm bảo ban hành kịp thời theo các nội dung giao quy định chi tiết tại văn bản Trung ương cũng như giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trên địa bàn. Trong năm 2022,  HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành 53 văn bản quy phạm pháp luật (gồm 21 Nghị quyết và 32 Quyết định), điều chỉnh các lĩnh vực như: các cơ chế chính sách đặc thù của tỉnh; đầu tư, lao động, xã hội, tài nguyên và môi trường. Cấp huyện ban hành 100 văn bản quy phạm pháp luật (gồm 05 Nghị quyết và 95 Quyết định), chủ yếu quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Cấp xã không ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp pháp luật được xây dựng đảm bảo đúng trình tự thủ tục theo quy định. Theo đó, tất cả các văn bản đều được tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu tác động của văn bản và chuyển đến Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thẩm định trước khi trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua hoặc UBND cùng cấp ban hành.

Bên cạnh đó, việc tổ chức góp ý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được các sở, ban, ngành cấp tỉnh và địa phương thực hiện nghiêm túc, chất lượng và kịp thời theo yêu cầu các bộ, ngành trung ương. Theo đó, trong năm 2022, tại cấp tỉnh đã thực hiện 1340 lượt góp ý văn bản quy phạm pháp luật, tại cấp huyện, xã đã góp ý 980 lượt văn bản góp ý văn bản quy phạm pháp luật. Các ý kiến góp ý đảm bảo chất lượng, được cơ quan soạn thảo tiếp thu, ghi nhận và đánh giá cao.

H2. Toàn cảnh Tọa đàm trao đổi một số nội dung về nâng cao chất lượng công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL 

Về công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, được triển khai theo hướng bám sát kịp thời với công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo sự chủ động của các cơ quan trong phản ứng chính sách pháp luật, phát hiện và đôn đốc xử lý kịp thời các văn bản trái pháp luật. Theo đó, năm 2022 đã thực hiện tự kiểm tra 29 văn bản QPPL do UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành. Qua kết quả kiểm tra sơ bộ chưa phát hiện dấu hiệu trái pháp luật trong các văn bản đưa vào tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền.

Việc rà soát văn bản QPPL ngay sau khi có căn cứ ban hành văn bản đã được các đơn vị, địa phương thực hiện kịp thời. Ở cấp tỉnh, các sở, ban, ngành tiến hành rà soát 160 văn bản quy phạm pháp luật. Kết quả rà soát xác định 29 văn bản cần thay thế (17 Quyết định và 11 Nghị quyết, 04 văn bản cần được bãi bỏ toàn bộ, 04 văn bản bãi bỏ 1 phần; sửa đổi bổ sung 11 văn bản (02 Nghị quyết và 09 Quyết định). Cấp huyện đã tổ chức rà soát 235 văn bản quy phạm pháp luật.

Công tác tổ chức thi hành pháp luật theo dõi, thi hành pháp luật

Việc tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật ở ba cấp đã được triển khai đồng bộ, kịp thời theo quy định. Sau khi các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh được ban hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã kịp thời triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau như: tổ chức hội nghị quán triệt, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu, đăng tải công khai trên Cổng/Trang thông tin điện tử của tỉnh, cơ quan, đơn vị để người dân, doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ nội dung các văn bản quy phạm pháp luật. Rà soát để xác định nội dung giao quy định chi tiết. Trong năm 2022, UBND tỉnh  thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác theo dõi thi hành pháp luật tại 04 đơn vị cấp tỉnh và 04 đơn vị cấp huyện (08 đơn vị cấp xã), đến nay việc kiểm tra đã hoàn thành theo tiến độ đề ra.

        Có thể nói công tác cải cách thể chế năm 2022 đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện, tin rằng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực của toàn ngành, công tác cải cách thể chế sẽ tiếp tục đạt được kết quả cao hơn nữa trong thời gian tới./.

Hải Giang

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo (Đề án 06); Thông báo Kết luận số 1186/TB-TCTTKĐA06 ngày 23/02/2024 về kết luận họp giao ban Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; Văn bản số 859/CV-TCTTKĐA ngày 31/01/2024 về tuyên truyền, tập huấn sử dụng ứng dụng tài khoản định danh điện tử VneID, ngày 15/3/2024 Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 1398/UBND-NC1, trong đó yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục nêu cao quyết tâm chính trị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 06 tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình trong năm 2024; Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Chỉ thị số 04/CT-TTg nêu trên của Thủ tướng Chính phủ; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, tổ chức kiểm điểm và có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhất là đối với những nhiệm vụ chậm, muộn tiến độ, có giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn” đảm bảo các nhiệm vụ thực hiện đúng tiến độ đề ra.
Ngày 25/3/2024, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 1547/UBND-NC3 chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, chứng thực.
Được sự đồng ý của UBND tỉnh, ngày 27/3/2024, Sở Tư pháp phối hợp Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh tổ chức lễ giao, nhận trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.
Hòa chung không khí sôi nổi của tuổi trẻ cả nước thi đua lập thành tích kỷ niệm 93 năm ngày Thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024) và hưởng ứng Tháng Thanh niên 2024, Chi đoàn Đoàn Thanh niên Sở Tư pháp đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Vừa qua, UBND tỉnh đã phê duyệt Danh mục vị trí việc làm cơ quan hành chính Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Cụ thể:
Để triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 5789/CTPH-BTP-BCA giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an về trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự (gọi tắt là Chương trình phối hợp), ngày 15/3/2024 Bộ Tư pháp đã có văn bản số 1327/BTP-TGPL gửi Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai Chương trình phối hợp trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự. Tại văn bản này Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai một số công việc sau đây :