Hội thảo góp ý dự thảo Báo cáo kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất cả nước kỳ 2019-2023

Thực hiện nhiệm vụ định kỳ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020 và các Nghị định quy định chi tiết, ngày 15/5/2024 tại thành phố Hà Nội, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) kỳ 2019-2023. Hội thảo do đồng chí Hồ Quang Huy - Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL và đồng chí Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL chủ trì.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL cho biết: Việc thực hiện hệ thống hoá VBQPPL kỳ 2019-2023 là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương. Tính đến nay, đã có 20/22 bộ, cơ quan ngang bộ (đạt 90,9%), 63/63 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đạt 100%) công bố kết quả hệ thống hóa VBQPPL. Việc công bố VBQPPL của UBND cấp huyện, cấp xã cũng đã được đa số các cơ quan thực hiện nhưng chưa đầy đủ.

Tại Hội thảo các đại biểu tham dự đã tích cực trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến trực tiếp vào dự thảo Báo cáo; qua đó nhận diện các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn triển khai hệ thống hoá VBQPPL và đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác này.

Hội thảo được tổ chức đã giúp Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp có được những ý kiến xác đáng và có những thông tin đầy đủ, toàn diện, thiết thực hơn nhằm tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ./

 

                                                                                              Hồng Phúc

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Chiều 6/6, Quốc hội thống nhất phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm ông Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Gần 500 đại biểu là chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn Hà Tĩnh đã được phổ biến các kiến thức pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Thực hiện nhiệm vụ định kỳ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020 và các Nghị định quy định chi tiết, ngày 15/5/2024 tại thành phố Hà Nội, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) kỳ 2019-2023. Hội thảo do đồng chí Hồ Quang Huy - Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL và đồng chí Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL chủ trì.
Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp với Viện Konrad Adenauer Stiftung (Viện KAS), ngày 17/5/2024 tại thành phố Hà Nội, Bộ Tư pháp và Viện KAS tổ chức Hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn 2025 - 2030”. Chủ trì Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính (QLXLVPHC) và theo dõi THPL Nguyễn Quốc Hoàn và ông Florian Feyerabend, Trưởng đại diện Viện KAS tại Việt Nam.
Chiều ngày 17/5/2024, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết quy định mức chi thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Hội nghị do đồng chí Đinh Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở chủ trì, với sự tham gia của các đại biểu là đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo các Phòng, Trung tâm thuộc Sở Tư pháp và lãnh đạo Phòng Tư pháp các huyện, thành phố, thị xã.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Nghị quyết số 755/NQ-UBTVQH15 ngày 27/3/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổng kết công tác giám định tư pháp, ngày 17/5/2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Luật Giám định tư pháp, Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.