Sở Tư pháp hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022

Sở Tư pháp hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022

 

Ngày 07/3/2022, Sở Tư pháp ban hành Văn bản số 187/STP-PBGDPL  nhằm hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn năm 2022. Theo đó, nhằm thực hiện Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 25/01/2022 của UBND tỉnh và tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm 2022, tại Văn bản số 187/STP-PBGDPL, Sở Tư pháp đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã, thực hiện nghiêm túc các nội dung sau đây:

- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg cho cán bộ và Nhân dân bằng các hình thức phù hợp; tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này tại địa phương.

Sở Tư pháp kiểm tra công tác chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn (năm 2021)

 

- Tăng cường chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022, xác định rõ đây là nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy, chính quyền từ cấp huyện đến cấp xã, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và không ngừng nâng cao chất lượng. Đảm bảo việc xây dựng, đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tuân theo đúng nguyên tắc, điều kiện, trình tự thủ tục và đầy đủ 05 tiêu chí theo quy định của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP tại tất cả các xã, phường, thị trấn. Chú trọng việc bố trí, phân công cán bộ, công chức làm đầu mối và phối hợp phụ trách việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định.

- Tăng cường quản lý cán bộ, công chức cấp xã nhằm tránh để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ, đặc biệt là hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã.

- Chú trọng công tác chỉ đạo, hướng dẫn trong thực hiện nhiệm vụ này đối với 09 xã, phường không đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm 2021, nghiêm túc xem xét cụ thể nguyên nhân dẫn đến việc không đạt chuẩn để có phương án khắc phục kịp thời.

- Trên cơ sở kết quả đánh giá năm 2021, cần nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí, đảm bảo xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bền vững. Trong đó chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin về pháp luật cho người dân tại cơ sở gắn với thực hiện Luật Tiếp cận thông tin. Đối với việc xây dựng mô hình thông tin, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả tại cơ sở quy định tại Chỉ tiêu 4, Tiêu chí 2, đề nghị UBND huyện chỉ đạo Phòng Tư pháp trên cơ sở tổng kết các mô hình PBGDPL hiệu quả tại địa phương và tham khảo các địa phương khác, căn cứ tình hình thực tiễn để hướng dẫn UBND cấp xã xây dựng mô hình phù hợp, trong đó chú trọng các mô hình đã phát huy hiệu quả như sinh hoạt Câu lạc bộ, tuyên truyền pháp luật qua hệ thống truyền thanh cơ sở, đặc biệt là các hình thức nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL như tuyên truyền qua Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội….

- Chỉ đạo Phòng Tư pháp tham mưu thành lập/kiện toàn Hội đồng đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cấp huyện với cơ cấu thành phần và số lượng theo đúng quy định tại Điều 5 Thông tư số 09/2021/TT-BTP, đảm bảo phát huy vai trò của Hội đồng trong việc tư vấn các sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả, xử lý hạn chế, tồn tại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tại địa phương và thực hiện thẩm định, đánh giá hồ sơ, kết quả chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu và điều kiện công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo đúng quy định của pháp luật.

- Tiếp tục quan tâm bố trí nguồn lực, đặc biệt là kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành.

Qua theo dõi, tổng hợp của Sở Tư pháp, trong năm 2021, công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh tiếp tục được cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và bố trí nguồn lực thực hiện, từ đó đã có 207/216 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Tuy nhiên toàn tỉnh vẫn còn 09 xã, phường không được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó có 02 xã, phường chưa đạt điểm số theo yêu cầu và 07 xã, phường có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ./.

Thiều Chiên

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Để triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 5789/CTPH-BTP-BCA giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an về trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự (gọi tắt là Chương trình phối hợp), ngày 15/3/2024 Bộ Tư pháp đã có văn bản số 1327/BTP-TGPL gửi Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai Chương trình phối hợp trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự. Tại văn bản này Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai một số công việc sau đây :
Ngày 15/3/2024, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 1398/UBND-NC1 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ và các Văn bản của Tổ công tác Đề án 06/CP.
Ngày 01/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025.
Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, ngày 12/3/2024 Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 648/QĐ-UBND về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh kỳ 2019 - 2023.
Trên cơ sở Quyết định số 556/QĐ-UBND ngày 28/02/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, ngày 08/3/2024, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 393/KH-STP để thực hiện nội dung này tại Sở.
Ngày 19/02/2024, Bộ Tư pháp đã có Văn bản số 764/BTP-TGPL về việc hướng dẫn triển khai nội dung trợ giúp pháp lý tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ.