Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh

Thực hiện kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 322/TB-VPCP ngày 15/7/2024 của Văn phòng Chính phủ về Ban chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và Văn bản số 2540-CV/TU ngày 31/7/2024 của Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, ngày 20/8/2024 UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 4836/UBND-NC3 về việc tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện các nội dung sau:

Một là, quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện đúng nhiệm vụ “Tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật trên tất cả các lĩnh vực, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, khơi dậy, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững của đất nước”; “Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý văn bản QPPL trái pháp luật; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng pháp luật” theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”; các văn bản chỉ đạo, điều hành, kết luận của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

Hai là, nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra văn bản QPPL và kiểm tra văn bản QPPL theo thẩm quyền, trong đó chú trọng văn bản QPPL thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý có tính chất nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến quyền, lợi ích của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư, kinh doanh, xây dựng, tài chính… Xử lý và tham mưu xử lý dứt điểm, đúng quy định đối với văn bản có quy định trái pháp luật đã được phát hiện, kết luận. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL.

Ba là, tập trung rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vướng mắc có tính chất cấp bách tại một số luật nhằm góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Nội dung rà soát, kiến nghị sửa đổi tập trung vào việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; xóa bỏ cơ chế xin - cho; chống phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp; khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công, nguồn lực Nhà nước dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực hợp pháp khác, trong đó, cả vốn đầu tư nước ngoài, đảm bảo mục tiêu góp phần khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám nghĩ, không dám làm, bệnh trì trệ trong một bộ phận cán bộ, công chức; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và các mục tiêu lớn theo Nghị quyết Đại hội XIII. Thường xuyên rà soát văn bản QPPL theo thẩm quyền để phát hiện, tự xử lý hoặc kiến nghị xử lý văn bản có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hạn chế, bất cập, không phù hợp.

Bốn là, thường xuyên chỉ đạo công tác xây dựng văn bản QPPL trong phạm vi quản lý; bố trí cán bộ đủ năng lực, trình độ, nhiệt huyết thực hiện công tác pháp chế, xây dựng văn bản QPPL, bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo Nghị định số 56/2024/NĐ-CP ngày 18/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Tăng cường trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan với Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL.

Năm là, thực hiện nghiêm quy định về xem xét, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan trong việc tham mưu, ban hành văn bản trái pháp luật, không xử lý văn bản trái pháp luật đã được kết luận và các vi phạm khác trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản.

Sáu là, trên cơ sở kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019 - 2023 (được công bố tại Quyết định số 648/QĐ-UBND ngày 12/3/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh và các Quyết định công bố của Chủ tịch UBND cấp huyện), theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý, khẩn trương thực hiện hoặc tham mưu thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới văn bản hoặc kiến nghị các cơ quan thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới văn bản để bảo đảm sự phù hợp, thống nhất của hệ thống văn bản QPPL./.

                                        Thanh Hoa

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Thư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh gửi các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động đã và đang công tác trong ngành Tư pháp nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày Truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2024).
​Ngày 26-8, tại kỳ họp bất thường lần thứ 8, với 426/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối với ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hoà. Ông Nguyễn Hải Ninh giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp thay cho người tiền nhiệm là ông Lê Thành Long - hiện đang là Phó Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện Công điện số 81/CĐ-TTg ngày 20/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 22/8/2024 Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 và tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường.
Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945 - 28/8/2024), chiều ngày 23/8/2024, Công đoàn Sở Tư pháp đã tổ chức thành công giải bóng chuyền đệm nam.
Kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 yêu cầu với quá trình xây dựng các dự án luật để trình Quốc hội, từ đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý, huy động và sử dụng hiệu quả nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển nhanh, bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Thực hiện kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 322/TB-VPCP ngày 15/7/2024 của Văn phòng Chính phủ về Ban chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và Văn bản số 2540-CV/TU ngày 31/7/2024 của Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, ngày 20/8/2024 UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 4836/UBND-NC3 về việc tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL.