Kết quả công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 55/2019/NĐ-CP của Chính phủ

        Để triển khai có hiệu quả Nghị định số 55/2019/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 21/10/2019, UBND tỉnh đã ký Quyết định số 3444/QĐ-UBND ban hành Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2024 và những năm tiếp theo; sau 02 năm triển khai Nghị định số 55/2019/NĐ-CP của Chính phủ công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đã đạt một số kết quả nhất định.

        Về xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến pháp luật liên quan đến doanh nghiệp: Hàng tháng, Sở Tư pháp phát hành Tờ Thông tin hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, cấp phát miễn phí các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để thông tin kịp thời những nội dung cơ bản về tình hình kinh tế xã hội, các chính sách của trung ương và địa phương mới ban hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

        Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch số 1210/KH-STTTT ngày 26/10/2020 về tuyên truyền chủ trương khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ; Các cơ quan thông tấn, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở đã thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, trong đó:

        - Báo Hà Tĩnh đã xây dựng các chuyên mục “Kinh tế”, “Đầu tư”, “Công nghiệp”, “Nông nghiệp”, “Thị trường”, đã đăng tải 550 tin, bài viết/năm tuyên truyền, giới thiệu các mô hình doanh nghiệp.

        - Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh đã xây dựng trên 600 tin, bài, phóng sự/năm phát trên sóng phát thanh, truyền hình/năm phản ánh khá đầy đủ các nội dung về các chính sách, giải pháp của các ngành, các cấp trong phát triển các mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xây dựng và phát sóng các chuyên mục như “Pháp luật và đời sống”, “Nông thôn mới”, “Công thương”, “Vấn đề hôm nay”.

        - Các cơ quan báo chí trung ương và tỉnh bạn có văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn cũng tích cực tham gia trong công tác tuyên truyền. Hàng năm, đã có trên 200 tin, bài viết/năm về các mô hình, điển hình, hoạt động của các cấp, các ngành trong khuyến khích, xây dựng và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

        Về hoạt động bồi dưỡng kiến thức cho doanh nghiệp: Trong năm 2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Trung tâm Đấu thầu qua mạng Quốc gia - Cục Quản lý đấu thầu tổ chức lớp tập huấn đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu qua mạng cho đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các chủ đầu tư/Ban quản lý dự án; UBND các xã, thị trấn; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp với Công ty TNHH tư vấn đầu tư và đại lý thuế TAC tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về “Những điều doanh nghiệp cần biết và thực hiện sau thành lập”, nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Tĩnh nắm bắt được các vấn đề cần biết sau thành lập và thực hiện đúng các nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật…

        Sở Tư pháp đã phối hợp tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật giới thiệu về hợp đồng thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại và 01 hội nghị đối thoại về vấn đề thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động này đã tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận các thông tin về chính sách của tỉnh, góp phần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước, giữa các doanh nghiệp với nhau.

        Về hoạt động tư vấn, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp:Triển khai xây dựng và đưa vào vận hành Chuyên mục Doanh nghiệp hỏi Cơ quan nhà nước trả lời (tại địa chỉ: http://dnh.hatinh.gov.vn/) hàng năm trả lời, giải đáp cho các doanh nghiệp trên 30 câu hỏi; Tổ chức gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp, doanh nhân: Hàng năm tổ chức Hội nghị gặp mặt, tọa đàm giữa Chủ tịch UBND tỉnh với doanh nghiệp, doanh nhân với trên 300 doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia mỗi năm.

        Ngoài ra, Sở Tư pháp cũng đã chủ động, tích cực trong việc tham gia giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp. Thời gian qua, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các ngành liên quan xử lý các vướng mắc về pháp lý liên quan đến các lĩnh vực như: đầu tư, đất đai, giải phóng mặt bằng, tài chính... Theo đó, từ năm 2020 đến nay, Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh 55 vụ việc có liên quan đến doanh nghiệp như: Vướng mắc điều chỉnh dự án Trung tâm thương mại, khách sạn, Villa BMC Việt - Trung của Công ty Cổ phần hợp tác Việt Trung; Giải quyết kiến nghị khấu trừ tiền sử dụng đất của Công ty TNHH TM và DVTH Tiến Minh và Công ty TNHH Trường An Kỳ Anh; Xác định giá sàn nộp ngân sách nhà nước tối thiểu của dự án đường dây điện 110KV-120KV liên doanh công ty Cổ phần BQT& công ty TNHH TM và DVVT Viết Hải…

        Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc nhất định như:

        - Điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP quy định một trong những hoạt động của chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là hoạt động tư vấn pháp luật, tuy nhiên nội dung này còn chung chung nên khó khăn cho các cơ quan tham mưu khi triển khai thực hiện.

        - Thông tư số 64/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không quy định kinh phí cho hoạt động tư vấn pháp luật của mạng lưới tư vấn viên pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn các doanh nghiệp ở địa phương rất cần hoạt động tư vấn pháp luật.

        - Sự quan tâm đến công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tương xứng với yêu cầu của công tác này, chưa tích cực tìm ra các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động này; Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong công tác này vẫn có lúc chưa chặt chẽ.

        - Đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh là cán bộ pháp chế, tuy nhiên, đội ngũ này chủ yếu là kiêm nhiệm nên việc triển khai nhiệm vụ này có phần hạn chế. Qua thống kê cho thấy, toàn tỉnh hiện có 24 cán bộ làm công tác pháp chế, trong đó 02 cán bộ chuyên trách (Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông) và 22 cán bộ kiêm nhiệm về trình độ chuyên ngành luật có 11 người, còn 13 người là chuyên ngành khác.

        - Nguồn kinh phí cho hoạt động hỗ trợ pháp lý tại các đơn vị sở, ban, ngành chưa được đảm bảo để đáp ứng được nhiệm vụ.

        - Vì phần lớn các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh hoạt động theo mô hình nhỏ và vừa, việc tìm hiểu về pháp luật còn chưa nhiều, họ cũng chưa có thói quen tham gia các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Mặc dù Sở Tư pháp đã có nhiều hình thức giới thiệu về các hoạt động hỗ trợ pháp lý gửi đến doanh nghiệp nhưng chưa nhận được nhiều sự phản hồi từ phía doanh nghiệp.

        Để hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả, chất lượng, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, xây dựng cẩm nang, tài liệu mang tính chất nghiệp vụ về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để các địa phương có tài liệu tham khảo trong quá trình triển khai nhiệm vụ; UBND tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh quan tâm hơn nữa, bố trí kinh phí để triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Cần đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các lớp bồi dưỡng, tọa đạm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để thu hút các doanh nghiệp, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp./.

Lê Hoa

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: