Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện công tác dân vận chính quyền của Sở Tư pháp 6 tháng cuối năm 2024

Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.

06 tháng đầu năm 2024, đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan tiếp tục được quan tâm tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, quốc phòng an ninh… và theo các Văn bản của cấp ủy Đảng, chuyên môn của Sở Tư pháp thì hiện nay và dự kiến thời gian tiếp theo đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức tiếp tục được quan tâm tham gia các lớp đào tạo về chính trị, về chuyên môn để nâng cao trình độ, kiến thức kỹ năng trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Có thể khẳng định, phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua, 06 tháng đầu năm 2024, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở  và đặc biệt là người đứng đầu đã tiếp tục đổi mới thực hiện công tác dân vận chính quyền trong cơ quan. Nhờ đó cơ quan Sở Tư pháp tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được tích cực trên, thì vẫn còn một số hạn chế như: Công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản liên quan đến công tác dân vận chính quyền, dân chủ ở cơ sở được tập trung chỉ đạo nhưng đôi lúc chưa được thường xuyên; Việc phối hợp để triển khai một số nhiệm vụ liên quan đôi lúc chưa chặt chẽ, chưa nhịp nhàng; Một số hoạt động chuyên môn của Ngành chưa có kết quả thật sự rõ nét; Ý thức của một số cán bộ, công chức, viên chức chưa cao trong việc học tập, tự học để nâng cao  trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị...

 Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục một số hạn chế, 6 tháng cuối năm 2024, Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức, đảng viên, đoàn viên thực hiện có hiệu quả cao các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Thứ nhất,  tiếp tục quán triệt, phổ biến cho toàn thể đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan các văn bản như: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở Tư pháp nhiệm kỳ 2020-2025; các Chương trình, Kế hoạch, Quy chế và các văn bản có liên quan đến công tác dân vận chính quyền theo quy định…

Thứ hai,  thường xuyên bám nắm các văn bản của Trung ương và của tỉnh để triển khai đồng bộ, có hiệu quả cao các nhiệm vụ được giao. Chú trọng thực hiện các văn bản về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật như: Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư, Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 02/CT-TU ngày 04/12/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân; Quyết định số 1427/QĐ-UBND ngày 15/5/2019 phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 12/5/2022 về thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027; Kế hoạch số 376/KH-UBND ngày 07/10/2022 về triển khai Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và các Văn bản có liên quan…

Thứ ba,  phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức trong cơ quan. Vai trò, trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện công tác dân vận chính quyền. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban Thanh tra nhân dân và Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan. Tăng cường mối quan hệ phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan, trong đó có sự phối hợp có tinh thần trách nhiệm cao giữa hoạt động chuyên môn các tổ chức, đoàn thể trong cơ quan.

Thứ tư, chú trọng việc rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các Quy chế hoạt động của cơ quan. Đẩy mạnh việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành. Tiếp tục phát huy vai trò của Ban chấp hành Công đoàn phối hợp với chuyên môn tham mưu cho thủ trưởng cơ quan để thực hiện tốt các quy chế, văn bản liên quan đến đội ngũ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan.

          Thứ năm, tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm chính sách, pháp luật được thực thi có hiệu quả. Tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện các mục tiêu chính trị của ngành, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công chức, viên chức, người lao động. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi để tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. Thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (nếu có). Nâng cao đạo đức công vụ góp phần phục vụ Nhân dân của đội ngũ công chức, viên chức trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.

Thứ sáu, thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết. Gắn nội dung đánh giá đảng viên, công chức, viên chức với việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII và “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; chú trọng hơn nữa việc nêu gương điển hình tiên tiến trong công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể trong cơ quan.

Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ trên vừa triển khai nghiêm túc các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận chính quyền, vừa nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cao cho đội ngũ công chức, viên chức, đảng viên, đoàn viên trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ./.

                 Nguyễn Thị Hoa Phượng

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: