Một số vấn đề cơ bản về nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Từ khái niệm trên ta có thể xác định đối tượng của dư luận xã hội là những sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội được phản ánh bởi dư luận xã hội. Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã hội.

Dư luận xã hội có nhiều chức năng, thể hiện ở các mặt sau:

- Chức năng đánh giá: Dư luận xã hội thể hiện thái độ phán xét đánh giá của công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng, sự vật, vấn đề cuộc sống.

- Chức năng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội: Thông qua việc tác động đến hành vi và các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau, của cá nhân với các nhóm xã hội, trong tập thể, hay giữa các nhóm, các tập thể với nhau.

- Chức năng giáo dục: Dư luận xã hội góp phần chuyển giao các giá trị tinh thần, nhất là các giá trị đạo đức, luân lý từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Chức năng giám sát: Thông qua sự phán xét, đánh giá, dư luận xã hội giám sát các hoạt động của các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước, đòi hỏi các cơ quan này phải làm việc phù hợp với lợi ích chung của xã hội.

- Chức năng tư vấn, phản biện: Dư luận xã hội cũng là người phản biện có uy tín đối với các quyết định của các cơ quan đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội.

- Chức năng giải tỏa tâm lý - xã hội: Sự giãi bày, bày tỏ thành lời có thể giải tỏa nổi bất bình, uất ức của nhóm người, nhóm xã hội, làm cho tâm lý của con người, nhóm xã hội trở lại vị trí cân bằng.

1. Vai trò của hoạt động nắm bắt dư luận xã hội trong công tác PBGDPL

Nắm bắt dư luận xã hộitrong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được hiểu là hoạt động thu thập, tổng hợp, phân loại của các chủ thể thực hiện công tác quản lý nhà nước về PBGDPL đối với các ý kiến, quan điểm, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung.

Hoạt động nắm bắt dư luận xã hội là hoạt động quan trọng để thu thập các luồng thông tin, quan điểm, thái độ, từ đó tiến hành phân tích, nghiên cứu một cách khoa học để có thể rút ra được những kết luận chính xác về thực trạng trình độ kiến thức pháp luật của đối tượng cần phổ biến, giáo dục; về những lĩnh vực tri thức pháp luật mà các đối tượng xã hội nói chung và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở nói riêng đang có nhu cầu tiếp cận. Nhờ đó, có thể đưa ra cách thức phổ biến, giáo dục phù hợp đối với từng đối tượng, địa bàn; tác động đúng nhu cầu và tâm lý của đối tượng tiếp nhận; kịp thời đề xuất, kiến nghị cụ thể đối với chính quyền các cấp, các cơ quan hữu quan về những giải pháp tháo gỡ, ổn định tình hình, đáp ứng tối đa nhu cầu của Nhân dân, nhất là người dân tại cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước nói chung.

2. Vai trò của hoạt động định hướng dư luận xã hội trong công tác PBGDPL

Định hướng dư luận xã luật có thể hiểu một cách khái quátlà sự hướng dẫn, can thiệp tích cực từ phía Nhà nước và xã hội vào quá trình hình thành và phát triển của dư luận xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích của Nhà nước và xã hội.

Vai trò của định hướng dư luận xã hội đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thể hiện ở chỗ nó góp phần điều chỉnh nhận thức, hành vi, hướng tới làm thay đổi thái độ, nhận thức, ý thức của các nhóm đối tượng trong xã hội về những vấn đề mang tính chính sách, pháp luật, thông tin chính trị, kinh tế, xã hội theo hướng có lợi cho hoạt động quản lý nhà nước.

3. Kỹ năng nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

- Thường xuyên tổng hợp, theo dõi, nghiên cứu các thông tin diễn biến trong đời sống chính trị - xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo tình hình địa phương và thu thập từ thực tiễn cuộc sống… để nắm bắt, sàng lọc, phân loại những thông tin, vấn đề thời sự dư luận xã hội đang quan tâm, đặc biệt là những thông tin liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Hình thành phản ứng nhanh nhạy đối với những thông tin đã tiếp nhận, lên phương án tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý thông tin, kiến nghị hướng giải quyết. Phản ứng, nghiên cứu, xử lý thông tin từ dư luận xã hội cần được coi là một hoạt động thường xuyên của công tác quản lý, điều hành.

- Nghiên cứu, viện dẫn đầy đủ cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học giải thích cho những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo tính thuyết phục cho những nội dung cần định hướng. Ngược lại, nếu thiếu căn cứ, cơ sở sẽ dẫn đến phản ứng ngược, khiến dư luận xã hội càng bức xúc, hoang mang.

- Xác định hình thức và thời hạn định hướng đối với những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Về hình thức: bằng văn bản; bằng phát ngôn chính thức; hoặc kết hợp hai hình thức. Về thời điểm: xác định thời gian cụ thể để đưa ra định hướng đối với dư luận (đảm bảo không quá sớm, không quá muộn). Việc đưa ra định hướng đúng thời điểm sẽ tránh nảy sinh thêm các vấn đề phức tạp, gây ra những hậu quả đáng tiếc.

- Ngoài ra, người làm công tác PBGDPL cần chú trọng phát huy vai trò của công tác điều tra, thăm dò dư luận xã hội để nắm bắt kịp thời những vấn đề pháp luật cần phổ biến, giáo dục; vai trò của các cơ quan báo chí truyền thông để thực hiện hiệu quả hoạt động nắm bắt và định hướng dư luận xã hội./.

Thành Trung

 TIN TỨC LIÊN QUAN