Mốt số ý kiến góp ý về Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Giám định Tư pháp”

Trước tầm quan trọng của hoạt động giám định tư pháp trong tình hình hiện nay, sau hội nghị tổng kết Đề án 258 về “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, vừa qua Bộ Tư pháp và các Bộ ngành liên quan đã xây dựng dự thảo Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp đến năm 2022”. Theo đó với nội dung dự thảo Đề án, tôi xin có một số ý kiến như sau:

1.Tại nội dung quy định về củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án ở cấp Trung ương và địa phương: để nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo Đề án, tăng cường trách nhiệm của các thành viên, đề nghị trong thời gian tới quy định cụ thể mức hỗ trợ hoặc phụ cấp cho các thành viên Ban chỉ đạo này. Thực tế tại địa phương, một số Ban chỉ đạo được hưởng mức hỗ trợ, phụ cấp thường xuyên như Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật; Hội đồng Phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng thực hiện theo Thông tư số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, VKSND tối cao, TAND tối cao Hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (phụ cấp 0.3/tháng/thành viên)...

2. Thực tiễn hoạt động giám định tại Hà Tĩnh trong thời gian qua cho thấy, việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp khá khó khăn do tính chất công việc phức tạp, trách nhiệm cao và  kết luận giám định tư pháp để phục vụ cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án dân sự; trong khi đó, theo phản ánh của người giám định tư pháp thì mức chi phí, bồi dưỡng giám định tư pháp chưa tương xứng với công việc giám định. Tại mục 4.3 nêu “Hoàn thiện, hướng dẫn và tổ chức thực hiện cơ chế đảm bảo kinh phí cho các cơ quan tiến hành tố tụng chi trả kịp thời, đầy đủ chi phí, bồi dưỡng giám định cho các tổ chức, cá nhân thực hiện giám định”, vì vạy đề nghị xem xét, hoàn thiện Đề án theo hướng tăng chi phí, bồi dưỡng giám định cho phù hợp với tính chất công việc và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.

 3. Tại mục 1.3 về chi phí giám định tư pháp, hiện nay Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đang đôn đốc một số Bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý, tạo cơ sở cho các cơ quan giám định xác định chi phí giám định tư pháp. Vì vậy, đề nghị để đẩy nhanh  tiến độ việc ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định về chi phí giám định tư pháp và có hướng dẫn cụ thể, cơ quan soạn thảo cần quy định rõ thời gian thực hiện mục này trong năm 2017-2018./.

                                                              Trần Thị Thúy Vinh

                                     Trưởng Phòng Bổ trợ Tư pháp, Sở Tư pháp Hà Tĩnh

 TIN TỨC LIÊN QUAN