Các nhiệm vụ cần triển khai để khắc phục một số tồn tại hạn chế trong công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh

Năm 2023 với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến xã, công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Công tác cải cách hành chính được các sở, ban, ngành và địa phương chủ động thực hiện nghiêm túc và kết quả của hoạt động này được đánh giá theo các tiêu chí quy định tại Quyết định số 3208/QĐ-UBND ngày 05/12/2023 của UBND tỉnh ban hành Quy chế và Bộ tiêu chí xác định chỉ số cải cách hành chính tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, kết quả chấm điểm cải cách hành chính năm 2023 đã được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt kết quả chỉ số CCHC đối với cấp sở, UBND cấp huyện và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt kết quả chỉ số CCHC của UBND cấp xã thuộc phạm vi quản lý.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác cải cách hành chính còn một số tồn tại hạn hạn chế. Vấn đề này cũng đã được chỉ ra rõ trong quá trình thẩm định, chấm điểm cải cách hành chính tại các đơn vị, địa phương và nêu tại Báo cáo số 577/BC-UBND ngày 20/12/2023 của UBND tỉnh về cải cách hành chính năm 2023 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Để tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính, tại Văn bản số 1593/UBND- NC3 ngày 26/3/2024, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Người đứng đầu các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ, cụ thể:

- Tập trung chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định số 3433/QĐ- UBND ngày 25/12/2023 về việc ban hành Kế hoạch CCHC tỉnh Hà Tĩnh năm 2024 một cách đồng bộ, toàn diện, hiệu quả trên 06 lĩnh vực CCHC; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát CCHC; kiểm tra kỷ luật, kỷ cương hành chính định kỳ hoặc đột xuất, không báo trước tại các đơn vị trực thuộc của các quan, đơn vị; tổ chức các hội nghị, cuộc họp triển khai, đánh giá, sơ kết, tổng kết liên quan đến CCHC kịp thời, chất lượng. Tập trung khắc phục các tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ CCHC của đơn vị, địa phương do các Đoàn kiểm tra, giám sát của các quan chức năng, Hội đồng thẩm định CCHC tỉnh đã chỉ ra; đồng thời đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện nâng cao kết quả Chỉ số CCHC năm 2024 và những năm tiếp theo.

- Tăng cường đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo điều hành CCHC, gắn với việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Triển khai thẩm định, chấm điểm xác định Chỉ số CCHC của UBND cấp xã trên phần mềm CCHC từ năm 2024; kịp thời khắc phục và cải thiện, duy trì, nâng cao các chỉ số CCHC liên quan.Tham mưu, đề xuất các sáng kiến, giải pháp mới để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác CCHC. Tăng cường nghiên cứu kinh nghiệm để xem xét nhân rộng, áp dụng các sáng kiến CCHC thực sự có hiệu quả của các đơn vị, địa phương trong và ngoài tỉnh, nhất là những lĩnh vực, nội dung mà đơn vị mình đang xác định trọng tâm, đột phá, từ đó có giải pháp chỉ đạo thực hiện phù hợp về CCHC của đơn vị, địa phương.

- Đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực thi pháp luật. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách pháp luật về tổ chức bộ máy hành chính, chế độ công vụ đầy đủ, đồng bộ trên cơ sở Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức và các quy định pháp luật có liên quan. Tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân, doanh nghiệp, ưu tiên các cơ chế, chính sách thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh.

Đổi mới, nâng cao chất lượng kiểm tra, rà soát hệ thống hóa văn bản QPPL. Thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; đảm bảo các văn bản QPPL trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành đều được thẩm định đúng trình tự, thủ tục tiến độ thời gian theo quy định.

- Tăng cường rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy trình, quy định TTHC, điều kiện kinh doanh, bảo đảm thực chất, hiệu quả trên cơ sở lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Đẩy mạnh triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến, tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến, thực hiện Đề án 06, các phương án phân cấp trong giải quyết TTHC thuộc phạm vi quản lý khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Thực hiện nghiêm các quy định về tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt công chức, viên chức. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xếp loại nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo tiêu chuẩn, chức danh theo quy định; nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức, tác phong chuyên nghiệp, kỷ luật, kỷ cương, thái độ thân thiện và tận tình phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc, kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ theo Công điện số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023 và 968/CĐ-TTg ngày 16/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Kết luận số 29-KL/TU ngày 22/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các văn bản quy định, hướng dẫn của tỉnh.

- Tăng cường các biện pháp để giải ngân vốn đầu tư công đảm bảo quy định, thực hiện các nhiệm vụ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách, đầu tư công và đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan  hành  chính  theo  Nghị  định  số  130/2005/NĐ-CP,  Nghị  định  số 117/2013/NĐ-CP; cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

- Tiếp tục thực hiện việc xây dựng, duy trì, cải tiến và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan, đơn vị đã xây dựng đảm bảo thực chất, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015. Triển khai xây dựng áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 18091:2020 Hệ thống quản lý chất lượng, hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 9001:2015. Công bố Danh mục và Quy trình nội bộ TTHC theo quy định của pháp luật hiện hành; các quy trình được xây dựng theo hướng tối ưu hóa quá trình xử lý công việc, đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Xây dựng quy trình nội bộ dùng chung cho các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, huyện; thực hiện điện tử hóa các quy trình đã xây dựng.

Với nhiều giải pháp đồng bộ nêu trên, tin rằng công tác cải cách hành chính  trên địa bàn tỉnh sẽ khắc phục triệt để những tồn tại hạn chế và tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời gian tới./.

       Hải Giang

 

                                                         

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình ngày 31/12/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2021/NĐ-CP để xử lý các hành vi vi phạm, quá trình thi hành Nghị định đã góp phần hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội, tạo ra công cụ pháp lý cho các cơ quan, người có thẩm quyền thi hành tốt công vụ. Tuy nhiên, một số quy định của nghị định thiếu cụ thể, rõ ràng, trùng lặp, mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác dẫn đến quá trình áp dụng người thi hành công vụ lúng túng gặp không ít khó khăn, cụ thể:
Mặc dù được quy định tại Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015, tuy nhiên khái niệm về quyền hưởng dụng hiện nay vẫn đang còn tương đối mơ hồ với nhiều người dân. Điều này phần nào ảnh hưởng tới việc thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản của mình. Tuy nhiên, không vì vậy mà cho rằng quyền hưởng dụng không quan trọng. Thực tế, khi xem xét cụ thể về quyền hưởng dụng, có thể thấy rằng đây là một quyền năng có ý nghĩa lớn về mặt xã hội và kinh tế trong việc khai thác, sử dụng tài sản. Quyền hưởng dụng là quy định mới được bổ sung tại BLDS năm 2015 mà trước đây BLDS năm 2005 không quy định, mang tính chất đột phá trong giao dịch dân sự ngày nay.
Luật Đất đai 2024, được Quốc hội thông qua ngày 18/01/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Luật có nhiều điểm mới, phù hợp với thực tiễn quản lý và sử dụng đất, trong đó có những tác động tích cực đến lĩnh vực nông nghiệp, tạo động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển theo hướng ổn định, bền vững…
Thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 và Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp, ngày 29 tháng 12 năm 2023 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 11/2023/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng đối với ngành Tư pháp. Theo đó, Thông tư này quy định chi tiết thi hành khoản 4 Điều 24, khoản 3 Điều 26, khoản 3 Điều 27, khoản 3 Điều 28, khoản 6 Điều 74, khoản 2 Điều 75, khoản 6 Điều 84 của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 và áp dụng đối với tập thể, cá nhân được xác định cụ thể trong các phong trào thi đua; tập thể, cá nhân thực hiện nhiệm vụ liên quan đến các lĩnh vực công tác của ngành Tư pháp; tập thể, cá nhân có đóng góp vào sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp.
Ngày 25/04/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 343/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kể từ ngày 01/01/2022, công tác này xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Qua 02 năm thực hiện các văn bản này, công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận.