Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em

Kim Oanh

 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một sự nghiệp vô cùng lớn lao và hệ trọng, quyết định vận mệnh dân tộc. Đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Thấm nhuần tư tưởng ấy của Người, trẻ em ngày càng được chăm lo và nhận được những sự quan tâm đặc biệt.

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trẻ em là tương lai của đất nước. Người nói: “Ngày nay, các cháu là nhi đồng. Ngày sau, các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới”. Thế nên, suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Người luôn dành một sự quan tâm sâu sắc và cảm động đối với trẻ em. Người đặt niềm tin yêu mạnh mẽ vào trí tuệ và phẩm chất của những công dân nhỏ tuổi. Tư tưởng ấy của Người là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá, là kim chỉ nam cho Đảng, Nhà nước ta hoàn thiện cơ sở pháp lý và hiện thực hóa quyền của trẻ em. Cho tới hôm nay, về cơ bản, chúng ta có một hệ thống pháp luật về quyền trẻ em tương đối đầy đủ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa với pháp luật quốc tế và ứng phó kịp thời với những mối quan hệ xã hội mới, tạo hành lang pháp lý toàn diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất.

Đặc biệt, trong Hiến pháp năm 2013 đã cụ thể hóa đường lối của Đảng bằng việc quy định rõ: các quyền công dân, trong đó có các quyền trẻ em phù hợp với điều kiện phát triển mới; quyền và bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Hiến pháp coi quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người; đặt quyền và bổn phận trẻ em trong mối quan hệ với quyền và nghĩa vụ của công dân và coi đó là một bộ phận không thể tách rời... Trên tinh thần ấy, quyền trẻ em cũng đã được thể chế hóa trong Luật Trẻ em năm 2016 gồm 7 Chương và 106 Điều, trong đó quy định 25 quyền dành cho trẻ em. Cùng với đó, còn có nhiều văn bản pháp luật khác cũng chứa đựng những quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về quyền trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (vào tháng 2 năm 1990).

Theo số liệu thống kê, hiện nay Hà Tĩnh có 327.560 trẻ, chiếm gần 25,5% dân số toàn tỉnh, trong đó trẻ em dưới 6 tuổi có 119.800 em, 2.900 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hơn 30.000 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, sống trong các hộ nghèo và cận nghèo. Xác định đầu tư cho trẻ em chính là đầu tư cho tương lai và đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Với nhận thức đó, nhiều năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân luôn quan tâm tới công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Mọi người, mọi nhà đều dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất, đảm bảo cho các em được hưởng các quyền cơ bản của mình như học tập, chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí, được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, nhất là luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt để các em được sống, được hòa nhập và phát triển. Cụ thể: Sở LĐ-TB&XH, GD&ĐT, Y tế và Hội Liên hiệp phụ nữ đã ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn, kế hoạch triển khai thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; lồng ghép huy động nguồn lực từ chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh cho hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đề án về xây dựng nhà trẻ mẫu giáo tại các khu công nghiệp để xây dựng khu vui chơi, giải trí cho trẻ em, chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng; tập trung huy động nguồn lực và dành sự ưu tiên trong việc chăm sóc, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Đặc biệt việc thực hiện quy định của pháp luật về quyền của trẻ em đã được thực hiện tốt hơn đồng thời những vấn đề phát sinh về trẻ em được chú trọng giải quyết.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tế cho thấy, vẫn còn không ít các vụ việc xảy ra vi phạm quyền trẻ em, như: trẻ em bị bạo lực, xâm hại; tai nạn thương tích, nhất là trẻ em tử vong do đuối nước vẫn chưa được kiểm soát; xâm hại trẻ em gái có chiều hướng gia tăng, xâm hại trên môi trường mạng, an toàn vệ sinh trong trường học, nhất là nguy cơ cao với nhóm trẻ em yếu thế…. Đáng chú ý hơn, những hành vi vi phạm này xảy ra thậm chí ở cả những nơi tưởng chừng an toàn nhất đối với trẻ em như gia đình, trường học.

Nhiều vụ án đau lòng xảy ra trong thời gian qua liên quan tới trẻ em đã gây ra sự phẫn nộ trong dư luận đối với kẻ thù ác. Điều đó phần nào cho thấy, công tác bảo vệ trẻ em ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, kịp thời. Không ít trẻ em vẫn chưa nhận được sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ cần thiết nên bị xâm hại cả về thể xác lẫn tinh thần. Nhiều vụ việc, hành vi xâm hại trẻ em chưa được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có vụ việc xử lý chưa nghiêm. Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật còn có những khoảng trống nhất định, còn thiếu các quy định triển khai chính sách về bảo vệ trẻ em…

Thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải nêu cao hơn nữa trách nhiệm và cùng chung tay để bảo đảm quyền trẻ em. Trước hết, cần tiếp hoàn thiện hơn về hệ thống luật pháp liên quan đến quyền trẻ em, đồng thời có chế tài đủ mạnh, xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm về quyền trẻ em; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cho tất cả mọi người trong xã hội, đặc biệt là trẻ em biết được quyền của mình; phát huy vai trò của các cơ quan chức năng, của gia đình, nhà trường, xã hội trong công tác bảo vệ quyền trẻ em, từ đó xây dựng một môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em phát triển toàn diện. Đồng thời cần tập trung vào giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống từ chính mỗi gia đình và việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em từ các nhà trường. Chính những nền tảng cơ bản ấy sẽ giúp các em tránh được các nguy cơ xâm hại từ môi trường xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tuyên dương, lan tỏa những hành động đẹp trong việc đấu tranh đối với các hành vi vi phạm, trong bảo vệ và thực thi các quyền trẻ em.

Hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em, với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”, Tháng hành động vì trẻ em năm nay tiếp tục nhắc nhở về trách nhiệm các ngành, các cấp và toàn xã hội quan tâm bảo đảm các quyền của trẻ em, để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, yêu thương./.

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: