Công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp đã ban hành các văn bản để hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện, đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản về quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, hàng năm tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, trong đó có nhiệm vụ công tác xây dựng, quản lý khai thác Tủ sách pháp luật; đồng thời tham mưu Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn trong đó có việc thực hiện nhiệm vụ này. Bám sát Kế hoạch của UBND tỉnh và hướng dẫn của Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh, hàng năm các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh và 13/13 huyện, thành phố, thị xã đã ban hành các văn bản tổ chức triển khai ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình bằng các hình thức phù hợp.

Trong 05 năm thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh đã tiến hành rà soát, lưu giữ, quản lý các sách, tài liệu hiện có của cơ quan, đơn vị theo quy định về quản lý tài sản công. Hầu hết các cơ quan, đơn vị đã khai thác, sử dụng có hiệu quả các văn bản pháp luật và tài liệu tuyên truyền pháp luật tại các địa chỉ khai thác như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Công báo Hà Tĩnh, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Tư pháp…Ngoài ra, xuất phát từ tình hình thực tiễn, một số cơ quan, đơn vị vẫn tiếp tục duy trì Tủ sách pháp luật như: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại Vụ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch…; với các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn tỉnh có 77 tủ sách pháp luật, trong đó 20 tủ sách của ngành quân sự, 15 tủ sách của ngành biên phòng và 42 tủ sách của ngành Công an. Hằng năm các đơn vị lực lượng vũ trang đã quan tâm bố trí bổ sung các đầu sách nhằm phục vụ cho nhu cầu khai thác của cán bộ, chiến sỹ. Việc khai thác tủ sách pháp luật ở đơn vị lực lượng vũ trang được thực hiện theo chế độ nghiên cứu, học tập tập trung nhằm phổ biến các văn bản pháp luật cho cán bộ, chiến sỹ; đồng thời, từng cán bộ, chiến sỹ khi có nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu về từng văn bản luật thì tự nghiên cứu vào các giờ nghỉ, ngày nghỉ. Tại các địa phương đến thời điểm hiện nay 215/216 xã, phường, thị trấn đã hoàn thành việc sáp nhập tủ sách pháp luật với Thư viện xã, điểm bưu điện văn hóa xã, trung tâm học tập cộng đồng, 01 xã còn lại đang trong quá trình thực hiện.

Đối với 08 xã biên giới của tỉnh Hà Tĩnh thuộc diện duy trì, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật theo Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg, Sở Tư pháp tiếp tục hướng dẫn các địa phương thường xuyên rà soát, bổ sung đầu sách, nâng cao chất lượng khai thác. Qua theo dõi của Sở Tư pháp, các tủ sách pháp luật căn bản được bố trí, sắp xếp địa điểm phù hợp, thuận tiện cho người mượn và đọc sách. Các địa phương đã phân công cán bộ, công chức quản lý tủ sách pháp luật. Việc xây dựng, quản lý tủ sách pháp luật được thực hiện đúng quy định. Năm 2023, Sở Tư pháp đã hỗ trợ mỗi xã biên giới một bộ sách pháp luật trong đó tập trung các Luật mới được ban hành.

Có thể khẳng định việc thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg trong thời gian qua đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đảm bảo theo quy định. Việc thực hiện là phù hợp với xu thế chuyển đổi số hiện nay, thúc đẩy các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và người dân tìm hiểu và khai thác các tài liệu pháp luật thông qua internet, từ đó đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin và tìm hiểu pháp luật của người dân; Công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật tại các xã biên giới đã được quan tâm thực hiện hơn trước, nguồn lực bảo đảm được tăng thêm, thường xuyên được rà soát, bổ sung các đầu sách, địa điểm tủ sách được bố trí phù hợp, đảm bảo thuận tiện trong quá trình khai thác, từ đó góp phần phát huy hiệu quả tủ sách pháp luật trên thực tế.

Trong thời gian tới, để thực hiện có hiệu quả Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh, các cấp, các ngành cần tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh; Tăng cường phổ biến, truyền thông quy định của pháp luật và tình hình xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, vai trò của Tủ sách pháp luật; Hướng dẫn khai thác Tủ sách điện tử quốc gia sau khi được Bộ Tư pháp triển khai áp dụng.

Với kết quả trên, hy vọng thời gian tới việc triển khai thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả và phát tích cực nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh./.

Kim Oanh

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, bao gồm các quy hoạch được quy định tại Phụ lục 2 của Luật Quy hoạch. Mặc dù, Luật Quy hoạch có giải thích từ ngữ như quy định nêu trên, tuy nhiên, do một số quy định còn chưa cụ thể nên quá trình thực hiện còn vướng mắc trong việc bố trí nguồn kinh phí thực hiện lập, thẩm định đối với quy hoạch này.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng, là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đến với mọi người dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật mang tính thường xuyên, liên tục, đòi hỏi phải có sự nỗ lực phối hợp của tất cả các cơ quan, tổ chức nhằm làm tăng thêm tính hiệu lực, hiệu quả của các văn bản pháp luật và nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức và Nhân dân, tạo cho mọi người dân có ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật và thực thi pháp luật có hiệu quả.
Rà soát văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ quan trọng được cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định. Thông qua hoạt động này các văn bản, quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp được phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý qua đó góp phần tích cực vào tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu, áp dụng và thực hiện pháp luật.
Tại Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” đã khẳng định: Truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động do các cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện. Hoạt động này nhằm cung cấp thông tin rộng rãi về nội dung của dự thảo chính sách bằng các hình thức phù hợp, đúng quy định pháp luật đến đối tượng chịu sự tác động và toàn xã hội trên cơ sở tương tác, thông tin đa chiều; công khai, minh bạch nội dung tiếp thu, giải trình, dự kiến sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, thể chế bảo đảm bám sát mục tiêu Đề án.
Xác định số hóa sổ hộ tịch là nhiệm vụ rất quan trọng để xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, khắc phục những vướng mắc, bất cập trong đăng ký và quản lý hộ tịch theo phương pháp truyền thống trước đây. Với tầm quan trọng của công tác này, Hà Tĩnh đã tập trung cao độ cho việc số hóa dữ liệu hộ tịch trên địa bàn, thực hiện nhanh, đúng, có hiệu quả các kế hoạch của Bộ Tư pháp và UBND tỉnh đã đề ra, tạo tiền đề để hoàn thiện dữ liệu dân cư bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”.
Ngày 20/6/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1143/QĐ-BTP trong đó có hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật trong các bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao và huyện nông thôn mới. Trước đó nhiệm vụ này được thực hiện theo Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Những điểm mới của Quyết định số 1143/QĐ-BTP so với Quyết định số 1723/QĐ-BTP được đánh giá là tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các địa phương trong quá trình thực hiện. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý của Quyết định này: