Kết quả thực hiện chính sách đối với đội ngũ tuyên truyền pháp luật là người dân tộc thiểu số, biết tiếng dân tộc, người có uy tín, già làng, trưởng bản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Chính sách sử dụng người biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những chủ trương, chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng, nhà nước nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, động viên, khích lệ tạo điều kiện cho những người biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số đóng góp vào các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, là cầu nối quan trọng của cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, là ch dựa tin cậy của cp ủy, chính quyền các cp trong việc vận động, tuyên truyền đồng bào thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, là “cánh tay nối dài” của lực lượng công an nhân dân trong việc bảo đảm an ninh - quốc phòng và giữ gìn khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thông tin pháp luật về  bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp cho bà con dân tộc Chứt xã Hương Liên, huyện Hương Khê

Thực hiện chính sách nhiệm vụ này, hàng năm tỉnh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc rà soát các chính sách ưu tiên sử dụng người biết tiếng dân tộc thiểu số, người uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số, nhằm huy động đội ngũ này thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Việc thực hiện chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua luôn được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện tốt như: định kỳ hoặc đột xuất, người có uy tín được phổ biến, cung cấp thông tin mới về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quốc phòng, an ninh, chính sách dân tộc và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng; thăm hỏi ốm đau, thăm hỏi gia đình người có uy tín gặp khó khăn do thiên tai; thăm viếng, động viên khi người có uy tín, thân nhân trong gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng, con) qua đời, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, biểu dương, khen thưởng.

Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân tộc thiểu số, biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng tiếp tục được đẩy mạnh, tăng cường. Nội dung tập trung phổ biến các văn bản hiện hành, các chính sách liên quan thiết thực đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số như: Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Căn cước công dân, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Luật Tín ngưỡng tôn giáo, Luật An ninh mạng, Luật Giao thông đường bộ, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các văn bản pháp luật về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống mua bán người, các quy định về bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới và các quy định liên quan đến tảo hôn, cận huyết thống, chống bạo lực gia đình và hủ tục lạc hậu, bảo vệ và phát triển rừng; chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các chính sách về an sinh xã hội, chính sách dân tộc của trung ương, của tỉnh…  

Về hình thức tổ chức, đã tham mưu tổ chức hàng ngàn cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp, tổ chức và tham gia hưởng ứng trên 100 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, in ấn và cấp phát trên 1 triệu tờ gấp, tờ rơi miễn phí để phát cho Nhân dân tại các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng nhiều chương trình, chuyên mục Pháp luật và đời sống, An ninh Hà Tĩnh, Chương trình “Vì chủ quyền an ninh biên giới”, ... Một số Đồn Biên phòng đã phối hợp với địa phương luân chuyển sách báo của đơn vị cho Nhân dân mượn đọc, góp phần nâng cao nhận thức, giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật tại các địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số và địa bàn miền núi. Báo Hà Tĩnh điện tử được đổi mới về nội dung, hình thức, cập nhật kịp thời thông tin, được cán bộ và Nhân dân trên địa bàn tỉnh quan tâm, trung bình mỗi ngày từ 20-25 chục ngàn lượt, cao điểm có ngày lên đến 85 chục ngàn lượt; riêng trong đợt Covid-19 số lượng người dân đọc 30-35 chục ngàn lượt/ngày; lồng ghép trong các buổi sinh hoạt của thôn, xóm, của các tổ chức đoàn thể trên địa bàn; đã phát động nhiều cuộc vận động như: cuộc vận động “Toàn dân tích cực tham gia, phòng chống tội phạm”; “Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”; “Thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình”, .... Để hạn chế tình trạng hôn nhân cận huyết thống, Bộ đội biên Phòng Hà Tĩnh đã chủ trì làm cầu nối se duyên người Chứt lấy người kinh và người Chứt lấy người Rục - Quảng Bình; các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc được thực hiện có hiệu quả, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã tổ chức Tết Chăm Cha Bới và các ngày lễ của dân tộc Chứt tại bản Rào Tre. Nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo. Tiêu biểu như: mô hình“Câu lạc bộ tình thương”; mô hình “cầu nối se duyên” chống hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc chứt ở xã Hương Liên, huyện Hương Khê. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã được quan tâm thực hiện. Các chính sách, quy định về công tác dân tộc của Trung ương và địa phương được cập nhật thường xuyên, kịp thời trên hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử của các ngành, các địa phương để cán bộ và Nhân dân tìm hiểu; các hội nghị tập huấn cho đồng bào dân tộc, việc ứng dụng trình chiếu slide được sử dụng có hiệu quả, thu hút sự chú ý của bà con.

Ngoài ra, nhằm góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc và miền núi, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện trợ giúp pháp lý 791 vụ việc; tổ chức thực hiện thành công 398 cuộc truyền thông về TGPL thu hút khoảng hơn 12.600 người tham gia; cấp phát khoảng 121.000 tờ rơi, tờ gấp về trợ giúp pháp lý, tài liệu các lĩnh vực pháp luật được người dân, người được TGPL quan tâm; biên soạn 35 số Chương trình phát thanh “TGPL với người dân” để phát đến tận thôn, xóm giúp người dân hiểu biết về chính sách TGPL miễn phí và các pháp luật có liên quan đến đời sống người dân.

Nhìn chung vai trò, trách nhiệm, tầm ảnh hưởng của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật là người dân tộc thiểu số, biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo được Nhân dân tín nhiệm, đánh giá cao. Tất cả đều là những công dân gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số, có khả năng tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đúng các quy định. Người có uy tín là Bí thư Chi bộ, Thôn trưởng, là những người có trình độ, hiểu biết và thường xuyên được tiếp cận với những chính sách mới, họ thực sự là những hạt nhân tích cực tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng pháp luật Nhà nước. Từ đó, góp phần quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh./.

Kim Oanh

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: