Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em

Với vai trò là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh và là cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, Sở Tư pháp đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương triển khai, thực hiện PBGDPL về trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng. Theo báo cáo thống kê giai đoạn tháng 01/2021 - 04/2023, Sở đã tham mưu Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh ban hành 10 Hướng dẫn Quý, trong đó đã hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung tuyên truyền, phổ biến nhiều văn bản liên quan đến trẻ em như: Hiến pháp; Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em; Bộ Luật Hình sự; Bộ Luật Dân sự; Luật Tiếp cận thông tin; Luật Trẻ em; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Hôn nhân và gia đình; pháp luật về an toàn giao thông

Tuyên truyền PBGDPL cho người dân và học sinh, sinh viên tại Hà Tĩnh 

Các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em được Sở Tư pháp thực hiện phong phú, đa dạng như: tổ chức hội nghị, thi tìm hiểu pháp luật, Cổng thông tin điện tử, Bản tin Tư pháp, Truyền thanh - Truyền hình, hệ thống facbook, in ấn tài liệu tờ rơi, tờ gấp… Cụ thể: đã đăng tải hàng trăm tin, bài trên Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác; in ấn, phát hành 10 số Bản tin Tư pháp Hà Tĩnh; chủ trì phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các đơn vị, địa phương có liên quan thực hiện 03 Chương trình pháp luật và Đời sống với nội dung giới thiệu quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em. Ngoài ra, Sở cũng đã tập trung xây dựng, tập hợp các đề cương, tài liệu để cung cấp cho các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến (đã in ấn, cấp phát 10.000 cuốn tài liệu giới thiệu một số quy định pháp luật về phòng chống ma túy, phòng chống tác hại của rượu bia, 5.000 cuốn tài liệu về phòng, chống xâm hại trẻ em, 4.000 cuốn tài liệu về an toàn giao thông). Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương triển khai thực hiện đạt kết quả cao như: Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường học tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em thông qua phiên tòa giả định, rung chuông vàng, thi tìm hiểu pháp luật…; Tỉnh đoàn tổ chức hơn 1.500 hoạt động tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em tại các cơ sở Đoàn, Đội cho hơn 130.000 thiếu nhi; Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 209 cuộc tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em với hơn 22.000 người tham gia; v.v…. Phòng Tư pháp cấp huyện đã tham mưu ban hành 190 văn bản hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức gần 300 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp với trên 30.000 lượt người tham gia; công chức Tư pháp - Hộ tịch đã tham mưu ban hành tổng cộng hơn 1.000 văn bản, phối hợp tổ chức hơn 1.200 cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp với hàng trăm lượt người tham gia… Bên cạnh đó, định kỳ hàng năm, Sở đã tham mưu Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh tổ chức kiểm tra công tác PBGDPL tại các ngành, địa phương, đơn vị, trong đó chú trọng kiểm tra việc triển khai tuyên truyền các văn bản pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em.

Xác định Công tác trợ giúp pháp lý cho trẻ em là một nhiệm vụ quan trọng, do đó, Sở Tư pháp đã chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh thực hiện 557 vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Trong đó, 55 vụ việc trợ giúp pháp lý cho trẻ em bị xâm hại, 197 vụ việc trợ giúp pháp lý cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Thời gian tới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiều biện pháp, nhiều kênh truyền thông, giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, đặc biệt về phòng ngừa xâm hại tình dục và bạo lực đối với trẻ em cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ, người trực tiếp làm việc với trẻ em và kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị xâm hại cho trẻ em, đặc biệt phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng; Chủ động xác minh, nắm tình hình, diễn biến hoạt động của tội phạm xâm hại trẻ em, có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn và quản lý chặt chẽ số lượng thanh thiếu niên chậm tiến, có tiền án, tiền sự, các băng nhóm trên địa bàn là những đối tượng có nguy cơ phạm tội; Tổ chức tốt các phiên tòa lưu động đối với các vụ án xâm hại trẻ em nhưng phải đảm bảo thuần phong mỹ tục; Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn các cấp để đảm bảo mọi trường hợp có trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đều được tiếp nhận, xử lý thông tin; thực hiện hỗ trợ, can thiệp theo đúng quy định pháp luật.

Với việc thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trên, hi vọng trong thời gian tới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực./.

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: