Một số kết quả của Đảng bộ Sở Tư pháp về nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng

Xác định việc thực hiện tốt Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ‘Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” và các văn bản có liên quan là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng trong cơ quan, đơn vị. Thời gian qua, Đảng ủy Sở Tư pháp tập trung lãnh đạo và đạt được kết quả tích cực.

Bám sát vào tinh thần, nội dung của Chỉ thị số 20-CT/TW và các văn bản có liên quan khác, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Tư pháp đã chú trọng việc quán triệt, lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho toàn thể đảng viên, CCVC và người lao động trong cơ quan bằng các cách thức như: Chỉ đạo các Chi bộ, chuyên môn, các tổ chức đoàn thể thuộc cơ quan thực hiện tốt các chương trình hành động đã được ban hành. Chỉ đạo các Chi bộ đổi mới sinh hoạt Chi bộ, tổ chức tốt các buổi sinh hoạt định kỳ và sinh hoạt chuyên đề. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và xây dựng văn hóa công sở trong cơ quan, đơn vị....(trong đó có nội dung giáo dục về lịch sử truyền thống của Ngành Tư pháp).

Theo đó, từ năm 2018 đến nay đã: Tập trung lãnh đạo và chỉ đạo các Chi bộ, chuyên môn, đoàn thể triển khai các hoạt động thiết thực, có chất lượng nhằm chào mừng Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9; chào mừng Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025; chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026; tập trung tuyên truyền hướng tới kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh (1831-2021) và 30 năm tái lập tỉnh (1991-2021); 76 năm Ngành Tư pháp Việt Nam và 30 năm Ngành Tư pháp Hà Tĩnh; tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Việt Nam và Lào thiết lập quan hệ ngoại giao (5/9/1962-5/9/2022) và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Lào-Việt Nam (18/07/1977-18/07/2022)…

Các Chi bộ tập trung phổ biến một số thông tin cơ bản về tình hình thời sự trong nước và thế giới cho đội ngũ đảng viên trong Chi bộ mình (Các thông tin này đã được đăng tải ở cuốn Đặc san thông tin tư tưởng của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh).

Tập trung tuyên truyền, giới thiệu những Văn bản pháp luật  mới, chính sách mới của Trung ương và của tỉnh liên quan thiết thực đến cán bộ và Nhân dân trên Cổng Thông tin điện tử của Ngành, Bản Tin Tư pháp Hà Tĩnh…

Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú: thông qua lễ chào cờ đầu tháng; thông qua sinh hoạt Chi bộ; thông qua việc giao cho các đảng viên, đoàn viên viết các tin, bài đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ngành,  Bản Tin Tư pháp; thông qua việc treo các khẩu hiệu; tuyên dương gương người tốt, việc tốt trong cơ quan, đơn vị …để tuyên truyền chào mừng Đại hội Đảng các cấp, các Ngày lễ lớn của dân tộc, của đất nước. Qua đó, phát huy tinh thần năng động, đổi mới sáng tạo trong đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, góp phần quan trọng xây dựng cơ quan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Vể công tác biên soạn lịch sử của ngành, cơ quan. Nhân dịch chào mừng lễ kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh (1831-2021) và 30 năm tái lập tỉnh (1991-2021); 76 năm Ngành Tư pháp Việt Nam và 30 năm Ngành Tư pháp Hà Tĩnh…, Đảng ủy và Ban Giám đốc Sở Tư pháp đã chỉ đạo biên soạn cuốn Kỷ yếu “Ngành Tư pháp Hà Tĩnh - 30 năm xây dựng và phát triển”. Theo đó, mốc thời gian của cuốn Kỷ yếu là từ năm 1991 đến 2021.

Phát huy những kết quả đạt được, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở tiếp tục quán triệt các Chi bộ, chuyên môn và tổ chức đoàn thể trong cơ quan tăng cường thực hiện có chất lượng  Chỉ thị số 20-CT/TW và các văn bản có liên quan khác  để Đảng bộ Sở Tư pháp hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh nhà.

                                                                                        -Hoa Phượng

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: