Một số kết quả sau 03 năm triển khai thi hành Luật Cư trú

Thực hiện Kế hoạch số 311/KH-UBND ngày 24/8/2021 của UBND tỉnh về Triển khai thi hành Luật Cư trú trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thi hành Luật Cư trú, Sở Tư pháp đã tích cực, chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền và phối hợp với các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ liên quan và đã đạt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, Triển khai quy định tại Điều 38 Luật Cư trú về việc kể từ ngày 01/01/2023, Sổ hộ khẩu giấy, Sổ tạm trú giấy không còn giá trị sử dụng, Sở Tư pháp đã ban hành các văn bản đề nghị các cơ quan đăng ký hộ tịch, các tổ chức hành nghề công chứng, các tổ chức đấu giá tài sản nghiên cứu, thực hiện đúng quy định của pháp luật về cư trú và pháp luật khác có liên quan, chủ động sử dụng các phương thức dùng thông tin công dân thay việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi giải quyết các giao dịch dân sự. Sở cũng đã chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh nghiên cứu, áp dụng các phương thức khai thác, sử dụng thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết công việc, đồng thời hướng dẫn người dân tự tra cứu thông tin về cư trú.

Thứ hai, đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương triển khai, thực hiện PBGDPL về Luật Cư trú. Tính từ ngày 01/7/2021 đến ngày 30/5/2023, Sở đã tham mưu Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh ban hành 08 Hướng dẫn Quý, trong đó đã hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật Cư trú. Việc tuyên truyền, phổ biến được thực hiện với nhiều hình thức. Các Chương trình pháp luật và Đời sống với nội dung giới thiệu một số quy định của Luật Cư trú đã tạo ra hiệu ứng sâu rộng, mang lại ý nghĩa thiết thực trong việc tuyên truyền cho cán bộ, công chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh nắm rõ các quy định pháp luật về cư trú, lợi ích khi sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC.

Thứ ba, Thực hiện tốt nhiệm vụ rà soát văn bản liên quan đến Đề án 06 và các quy định liên quan đến Sổ hộ khẩu. Đã trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 12/2023/QĐ-UBND ngày 16/02/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp thực hiện liên thông các TTHC: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ban hành kèm theo Quyết định số 31/2015/QĐ-UBND ngày 29/7/2015 của UBND tỉnh. Tham gia góp ý, thẩm định các dự thảo văn bản liên quan đến Luật Cư trú. Với việc kịp thời tham mưu ban hành và tham gia thẩm định, góp ý các văn bản nêu trên để thay thế, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật Cư trú và triển khai Luật đã góp phần vào việc đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà nước trong tình hình mới.

Thứ tư, công tác đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính được thực hiện nghiêm túc. Đã tổ chức rà soát TTHC liên quan đến yêu cầu của Luật Cư trú về hạn chế xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú và sử dụng thông tin về nơi cư trú là điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính. Thực hiện chủ trương cải cách hành chính theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho các cá nhân làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp, từ năm 2017, Sở Tư pháp không yêu cầu nộp bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu mà người dân chỉ cần xuất trình bản gốc hoặc bản sao có chứng thực để kiểm tra, đối chiếu. Đây là bước “đi tắt, đón đầu” phù hợp với Luật Cư trú năm 2020. Từ tháng 7/2021, thực hiện Luật Lý lịch tư pháp hợp nhất số 30/VBHN-VPQH ngày 07/12/2020, quy trình thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã bỏ Sổ hộ khẩu trong thành phần hồ sơ.

Đối với các TTHC thuộc lĩnh vực hộ tịch thực hiện ở UBND cấp huyện, UBND cấp xã, trước đây, việc xuất trình các giấy tờ chứng minh nơi cư trú chỉ áp dụng trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc. Trên cơ sở các quy trình TTHC được Bộ Tư pháp công bố sửa đổi các thủ tục liên quan đến Luật Cư trú, Sở Tư pháp đã trình UBND tỉnh ban hành các Quyết định công bố danh mục và quy trình nội bộ giải quyết TTHC được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, của UBND cấp huyện và UBND cấp xã. Theo đó, việc khai thác thông tin nơi cư trú sẽ được thực hiện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Có thể thấy rằng, qua 03 năm tổ chức thực hiện Luật Cư trú năm 2020, Sở Tư pháp đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, góp phần vào kết quả chung trong việc thực hiện Luật, nâng cao nhận thức pháp luật về cư trú của các cơ quan, tổ chức và người dân./.          

Kim Lân

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: