Một số kết quả thực hiện Chương trình phối hợp Phổ biến giáo dục pháp luật giữa ngành Tư pháp với Hội Luật gia tỉnh

Ký kết chương trình phối hợp PBGDPL giữa Sở Tư pháp và Hội Luật gia tỉnh

 Thực hiện Chương trình phối hợp số 2727/CTPH-BTP-HLGVN ngày 25/7/2018 giữa Bộ Tư pháp và Hội Luật gia Việt Nam về thực hiện công tác giữa Bộ Tư pháp và Hội Luật gia Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023, Sở Tư pháp và Hội Luật gia tỉnh đã ký kết Chương trình phối hợp về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở giai đoạn 2019-2023.

Qua 05 năm thực hiện Chương trình phối hợp số 2727/CTPH-BTP-HLGVN ngày 25/7/2018 giữa Bộ Tư pháp và Hội Luật gia Việt Nam về thực hiện công tác giữa Bộ Tư pháp và Hội Luật gia Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023, trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu và đạt chất lượng cao. Trách nhiệm của từng ngành đối với công tác PBGDPL được nâng lên rõ nét; phát huy đầy đủ vai trò, thế mạnh và nguồn lực sẵn có của mỗi bên, nội dung PBGDPL cũng được xác định có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng đối tượng cụ thể và tình hình thực tế trên địa bàn. Sở Tư pháp, Cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh đã phát huy cao vai trò tham mưu cho UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh trong việc chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, địa phương trong việc thực hiện tốt công tác PBGDPL. Hội Luật gia các cấp đã tích cực tham gia vào công tác xây dựng pháp luật; công tác TGPL và tư vấn pháp luật; thường xuyên chủ động đổi mới nội dung, phương pháp PBGDPL nên đã thu hút được đông đảo hội viên tham gia, thông qua đó các hội viên có ý thức chủ động tìm hiểu pháp luật, tiếp cận với kiến thức pháp luật qua nhiều kênh thông tin, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Hội Luật gia với ngành Tư pháp các cấp đã phối hợp chặt chẽ hơn trong việc tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan, nhất là trong công tác TGPL và tư vấn pháp luật miễn phí; qua đó, giúp cho hội viên nói riêng và Nhân dân nói chung nâng cao hiểu biết về pháp luật và thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiến pháp và pháp luật, nâng cao trách nhiệm, góp phần giữ vững an ninh và trật tự an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Cụ thể: Sở Tư pháp và Hội Luật gia tỉnh thường xuyên phối chặt chẽ trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh, tính từ tháng 7/2018 đến tháng 8/2023, Sở Tư pháp đã thẩm định 446, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; góp ý 716 dự thảo văn bản QPPL, quá trình thẩm định, góp ý Sở Tư pháp đều đề nghị Hội Luật gia tỉnh tham gia góp ý, phản biện chính sách đối với các dự thảo văn bản QPPL liên quan; tổ chức 49 Hội nghị tập huấn nghiệp vụ PBGDPL cho các đối tượng là báo cáo viên pháp luật, giáo viên dạy môn giáo dục công dân; Tuyên truyền viên, Hòa giải viên với gần hàng ngàn lượt đại biểu tham dự; biên soạn, in ấn, phát hành miễn phí 10.000 tờ gấp, tờ rơi pháp luật có nội dung liên quan an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển giai đoạn 2019-2023”, hàng năm Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Hội Luật gia tỉnh và các địa phương tổ chức các hội nghị tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam và Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý, hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho đội ngũ Tuyên truyền viên, Hòa giải viên tại các xã ven biển trên địa bàn các huyện: Nghi Xuân; thị xã Kỳ Anh; Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà….Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua đài, báo, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở. Trong năm 2019, năm 2020, thực hiện các nội dung đã ký kết, Hội Luật gia tỉnh đã tập trung tuyên truyền pháp luật về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, trọng tâm là về dịch bệnh COVID - 19 và tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Triển khai thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác PBGDPL và TGPL giai đoạn 2017- 2021” với vai trò Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Đề án của tỉnh, hàng năm Hội Luật gia tỉnh cũng đã chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ban chỉ đạo Đề án tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh. Hưởng ứng “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” các cấp Hội đã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sinh động. Hội Luật gia tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức “Ngày hội Phụ nữ với pháp luật”, tổ chức tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật”. Ngoài ra, viết các tin, bài giới thiệu văn bản, chính sách pháp luật mới để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các Cuộc thi trực tuyến “Thanh niên với pháp luật”; “tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”; “tìm hiểu pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế”.

Với những kết quả đạt được như trên, trong thời gian tới, dự kiến Sở Tư pháp và Hội Luật gia tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp để triển khai các hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, đồng thời góp phần thúc đẩy các hoạt động PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức viên chức và người dân tại địa phương./.

                                                                                                        Kim Oanh

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: