Một số lưu ý trong lập biên bản vi phạm hành chính

 

Cẩm Thạch

          Biên bản vi phạm hành chính (BBVPHC) là nhân tố quan trọng để xác định hành vi vi phạm hành chính của tổ chức hay cá nhân, là căn cứ để quyết định việc xử phạt vi phạm hành chính, chính vì vậy khi BBVPHC đảm bảo đúng quy định pháp luật thì mới đảm bảo được việc xử phạt vi phạm hành chính đúng hành vi, đúng hình thức và đối tượng xử phạt. Sau gần tám năm triển khai thì hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (XLVPHC) các quy định về lập BBVPHC còn có những khiếm khuyết dẫn đến quá trình thi hành gặp không ít khó khăn. Trước thực trạng đó Luật XLVPHC năm 2020 ra đời nhằm khắc phục những tồn tại đó.

          Thứ nhất về thời gian lập BBVPHC: Theo Luật XLPHC năm 2012 thì việc quy định thời gian lập BBVPHC chỉ dừng lại ở quy định  khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, vì quy định chung chung như vậy nên việc lập BBVPHC trong thực tiễn còn có sự chậm trễ của các đối tượng thi hành công vụ, bởi việc xác định thời gian lập BBVPHC chỉ mang tính định tính mà không lượng hóa thời gian cụ thể. Chính vì vậy, tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP đã bổ sung quy định chi tiết về thời gian lập BBVPHC, cụ thể:

Đối với những vụ việc VPHC thông thường thì BBVPHC được lập trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện VPHC; Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thì BBVPHC được lập trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện VPHC; Trường hợp VPHC được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì BBVPHC được lập trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan; Trường hợp VPHC xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa, thì người có thẩm quyền lập BBVPHC hoặc người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm lập BBVPHC và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt VPHC trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga; Trường hợp một vụ việc có nhiều hành vi VPHC khác nhau, trong đó có hành vi được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì BBVPHC được lập đối với các hành vi trong vụ việc đó trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được đầy đủ kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan.

Như vậy, với quy định về thời gian cụ thể về việc lập BBVPHC buộc các đối tượng đang thi hành công vụ phải tuân thủ nghiên ngặt quy trình, nếu để quá thời hạn mà pháp luật quy định thì BBVPHC không đảm bảo về mặt pháp lý.

Thứ hai về kí BBVPHC: Theo quy định của pháp luật XLVPHC năm 2012 sau khi lập BBVPHC người vi phạm phải kí vào biên bản, trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào BBVPHC thì BBVPHC phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. Quá trình thực hiện có những khó khăn như trường hợp hành vi vi phạm xảy ra xa nơi dân cư, trụ sở chính quyền địa phương cấp xã thì việc có ít nhất 2 người kí chứng kiến hoặc xác nhận của chính quyền địa phương khó thực hiện được, và cũng theo quy định tại Luật này thì đây là một trong những yếu tố bắt buộc phải đáp ứng thì BBVPHC mới có giá trị pháp lý.

Để tháo gỡ những vướng mắc đó Luật XLVPHC năm 2020 đã quy định theo hướng trong trường hợp này chỉ cần 01 người chứng kiến hoặc xác nhận của chính quyền địa phương, đồng thời trong trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Thứ ba về gửi BBVPHC: Tại Luật XLVPHC năm 2012 chỉ dừng lại ở quy định sau khi lập BBVPHC lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản mà không có các quy định hay hướng dẫn trường hợp người VPHC không nhận BBVPHC thì xử lý như thế nào để có cơ sở xử phạt. Do đó quá tình thi hành tình trạng người vi phạm không phối hợp nhận BBVPHC diễn ra khá phổ biến. Trước thực trạng đó, Luật XLVPHC năm 2020 đã tháo gỡ vướng mắc này theo hướng việc gửi BBVPHC được thực hiện theo quy định như gửi quyết xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:

BBVPHC được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức biết; Đối với trường hợp biên bản được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận biên bản thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận biên bản có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là biên bản đã được giao; Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày BBVPHC đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; BBVPHC đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức vi phạm hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận BBVPHC thì được coi là biên bản đã được giao.

Như vậy, với quy định này cho dù đối tượng vi phạm cố tình không nhận BBVPHC thì các cơ quan quản lý Nhà nước cũng có biện pháp để đảm bảo việc thi hành pháp luật.

Thứ tư về khắc phục những sai sót trong BBVPHC: Tại Luật XLVPHC năm 2012 không đề cập đến các quy định về khắc phục những sai sót trong quá trình lập BBVPHC, chính vì vậy quá trình thực hiện có những BBVPHC mặc dù có những sai sót nhưng không có cơ sở để xác minh, bổ sung vì vậy không đủ cơ sở để ra quyết định XPVPHC. Đây là một bất cập khá lớn dẫn đến người thi hành công vụ lúng túng trong việc xử lý những tình tiết này. Trước những bất hợp lý như vậy, Luật XLVPHC năm 2020 đã đưa ra quy định trường hợp BBVPHC có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung yêu cầu của Luật thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật này để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với BBVPHC và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

Ngoài ra, trong thời điểm chúng ta đang hướng tới chính quyền số, chính quyền điện tử thì Luật XLVPHC năm 2020 bổ sung thêm hình thức lập BBVPHC mới đó là có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.

          Với những quy định mới về việc lập BBVPHC thì chế định này đã được hoàn thiện khá đầy đủ nhằm giúp thão gỡ những vướng mắc, bất cập tại Luật XLVPHC năm 2012 đồng thời tạo ra khuôn khổ pháp lý chặt chẽ trong quá trình phát hiện hành vi và lập BBVPHC nhằm xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành chính, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế./.

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: