Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp năm 2024

Trong năm 2024, toàn ngành Tư pháp Hà Tĩnh đặt mục tiêu đạt kết quả cao nhất các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2024 và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiếp tục tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức và hoạt động của ngành Tư pháp. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan Tư pháp từ tỉnh đến cơ sở, của đội ngũ pháp chế các Sở, ngành trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực công tác tư pháp; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai công tác tư pháp. Nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2024 xác định 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm với một số nội dung chủ yếu như sau:

Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2024

 

          Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2024

Một là, tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chương trình hành động của Tỉnh ủy, Kế hoạch tổ chức thực hiện của UBND tỉnh về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Hai là, tiếp tục triển khai thi hành hiệu quả Luật Ban hành văn bản QPPL và Chỉ thị số 43/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật. Chú trọng việc lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL, đánh giá tác động chính sách, đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL và soạn thảo dự án, dự thảo văn bản QPPL; Nâng cao chất lượng xây dựng, thẩm định văn bản QPPL; đẩy mạnh công tác kiểm tra, tự kiểm tra, rà soát văn bản QPPL. Theo dõi, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết của HĐND, UBND các cấp, bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm với văn bản Trung ương. Tiếp tục thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2019 - 2023. Triển khai hiệu quả Đề án hoàn thiện hệ thống bản QPPL của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ba là, tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC và các văn bản hướng dẫn. Tăng cường kiểm tra liên ngành tình hình thi hành pháp luật về XLVPHC. Tiếp tục chú trọng công tác TDTHPL; tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả văn bản QPPL, nhất là các luật được ban hành để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Bốn là, tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 04/12/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL. Chú trọng đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, gắn với việc thực hiện chuyển đổi số; Tiếp tục tham mưu triển khai hiệu quả các Đề án tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn tỉnh. Tổng kết đánh giá kết quả 05 năm triển khai Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.

Năm là, tiếp tục thực hiện hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn. Tập trung củng cố, kiện toàn mạng lưới tổ hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên; nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở. Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính  phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Sơ kết 02 năm thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 09/2021/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Sáu là, thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành trong công tác cải cách tư pháp, đặc biệt đặc biệt là các nội dung tại Kế hoạch số 07-KH/BCĐCCTP ngày 23/01/2024 của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh về công tác cải cách tư pháp năm 2024. Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, chủ động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, thanh tra đột xuất, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, nhất là trong hoạt động luật sư, công chứng, đấu giá tài sản. Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản, đề án trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp như: Kết luận số 69-KL/TW ngày 24/02/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/03/2009 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư; Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng, Nghị định số 47/2023/NĐ-CP ngày 03/7/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản; Chỉ thị số 40/CT-TTg ngày 02/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đấu giá tài sản; Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”.

Bảy là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng dịch vụ công trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp. Tiếp tục tập trung thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ của ngành Tư pháp theo Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung đẩy mạnh việc số hóa sổ hộ tịch; theo dõi thường xuyên, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện việc liên thông 02 nhóm TTHC liên quan đến đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, thực hiện đăng ký hộ tịch trực tuyến...; Thực hiện nghiêm, hiệu quả Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tám là, nâng cao vai trò, năng lực, tính chuyên nghiệp, chất lượng và tăng cường truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá hệ thống trợ giúp pháp lý. Tiếp tục tổ chức thi hành hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn, thi hành. Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án đổi mới công tác Trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025; triển khai hiệu quả 03 Chương trình mục tiêu quốc gia. Tập trung vào thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, đặc biệt là vụ việc tham gia tố tụng. Tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.

Chín là, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng. Tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, chú trọng đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Xây dựng, nâng cấp, triển khai và duy trì các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng.

Bên cạnh các nhiệm vụ trên, tiếp tục tập trung sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của các cơ quan tư pháp từ tỉnh đến xã; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực hiện nhiệm vụ và đạo đức công vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, hướng công tác tư pháp về cơ sở.

Các nhóm nhiệm vụ trên đã được cụ thể hóa tại Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 27/02/2024 của UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2024. Trên cơ sở Kế hoạch này, hiện nay, về cơ bản UBND các huyện, thành phố, thị xã, các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác tư pháp, pháp chế tại đơn vị, địa phương mình./.

Ngọc Anh

         

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: