Một số nội dung đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Qua hơn 07 năm thi hành Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã đi vào cuộc sống, khẳng định tính đúng đắn của chính sách, chế độ BHXH theo nguyên tắc đóng - hưởng, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Luật năm 2014 cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế, bất cập như: diện bao phủ đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH trên thực tế vẫn còn thấp so với tiềm năng; tính tuân thủ pháp luật về BHXH còn chưa cao, tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương; chính sách BHXH tự nguyện chưa thật sự hấp dẫn người tham gia; một số quy định không còn phù hợp với bối cảnh, điều kiện thực tiễn hiện nay…Xuất phát từ những lý do trên, việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là rất cần thiết.

Qua nghiên cứu hồ sơ dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), xin có một số ý kiến góp ý như sau:

Một là về trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm xã hội, tại điểm b khoản 1 Điều 10 quy định người tham gia bảo hiểm xã hội có trách nhiệm: "Theo dõi và yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình". Tuy nhiên, đề nghị chuyển nội dung này sang phần quy định quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội tại  khoản 1 Điều 9 để đảm bảo hợp lý.

Hai là về chế độ báo cáo, tại khoản 12 Điều 17 quy định cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm báo cáo định kỳ 06 tháng và hằng năm. Tuy nhiên không quy định rõ thời hạn báo cáo, đề nghị bổ sung quy định thời hạn hoặc giao cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể thời hạn báo cáo để tạo thuận lợi cho các đối tượng xây dựng báo cáo trong quá trình thực hiện Luật.

Ba là về đối tượng áp dụng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, tại Điều 20 quy định “Đối tượng áp dụng trợ cấp hưu trí xã hội là công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật”, điểm a khoản 1 Điều 21 lại tiếp tục quy định điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội là “đủ 75 tuổi trở lên”. Nội dung 02 Điều này chưa có sự thống nhất, vì theo quy định của dự thảo Luật này thì nam từ 62 tuổi, nữ từ 60 tuổi là đủ tuổi nghỉ hưu, đề nghị sửa nội dung này, trong đó bỏ Điều 20 và lồng ghép quy định về đối tượng tại Điều 21 để đảm bảo hợp lý.

Bốn là về vấn đề xử lý vi phạm về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tại khoản 3 Điều 37quy định "Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên, đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng". Tuy nhiên, tại Điều 36 Luật Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 không quy định việc tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp trên, vì vậy đề nghị xem xét vấn đề này để đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật. Đồng thời, đề nghị sửa "áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính" thành "xử phạt vi phạm hành chính" để phù hợp với quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Năm là về dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau, khoản 3 Điều 43 dự thảo quy định:

"Mc hưởng dưỡng sc, phc hi sc khe sau khi m đau mt ngày bng 540.000 đồng.

Mc hưởng dưỡng sc, phc hi sc khe sau khi m đau quy định ti khon này được điu chnh khi Chính ph điu chnh lương hưu theo quy định ti Điu 67 ca Lut này".

Tuy nhiên, việc quy định mức tiền cụ thể như dự thảo sẽ dẫn đến khi lương hưu được điều chỉnh thì Luật lại phải sửa đổi, bổ sung quy định này cho phù hợp, ảnh hưởng đến tính ổn định của văn bản.Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét sửa theo hướng quy định theo hệ số % lương để đảm bảo tính linh hoạt, ổn định.

Sáu là về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính mức lương hưu hàng tháng, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 dự thảo thì tuổi nghỉ hưu đối với nam cao hơn nữ 02 tuổi (nam là 62 tuổi và nữ là 60 tuổi). Trong khi đó, tại khoản 1 Điều 66 dự thảo quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính mức lương hưu hàng tháng của nam lại cao hơn của nữ 05 năm (20 năm đối với lao động nam, 15 năm đối với lao động nữ) là chưa hợp lý, chưa đảm bảo công bằng cho lao động nam. Vì vậy, đề nghị xem xét sửa theo hướng giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội của nam là 17 hoặc 18 năm để đảm bảo hợp lý.

Bảy là về vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần tại Điều 70 (thuộc Chương V. Bảo hiểm xã hội bắt buộc), lựa chọn phương án 01 " đ) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm". Theo đó phương án này quy định việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau:

Nhóm 1: Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần.

Nhóm 2: Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực trở đi không được nhận BHXH một lần (chỉ giải quyết hưởng BHXH một lần trong các trường hợp: đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH hiện hành).

Lý do lựa chọn vì phương án này khắc phục được tình trạng hưởng BHXH một lần của thời gian qua, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp người lao động thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, góp phần ổn định cuộc sống khi về già. Quy định này không ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động đang tham gia BHXH nên dễ nhận được sự đồng thuận của người lao động.

Tương tự với lý do trên, đối với quy định về bảo hiểm xã hội một lần đối với bảo hiểm xã hội tại Điều 102 dự thảo (thuộc Chương VI. Bảo hiểm xã hội tự nguyện), cũng xin lựa chọn phương án 1.

Tám là về vấn đề mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 118 dự thảo, lựa chọn phương án 1 “Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở số phần trăm của dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội) và được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội”.

Lý do lựa chọn vì phương án này thể hiện được 02 nhiệm vụ lớn mà cơ quan BHXH đang được giao thực hiện đó là thu và giải quyết chi trả các chế độ BHXH. Về số tương đối (tỷ lệ %), phương án xác định chi phí quản lý dựa trên dự toán thu, chi sẽ thấp hơn so với phương án 2 (theo dự thảo tờ trình thì nếu thực hiện theo phương án này như giai đoạn 2022-2024 thì mức chi phí quản lý bình quân tối đa 1.54% dự toán thu, chi BHXH) còn nếu theo phương án 2 là chỉ tính theo dự toán thu thì tỷ lệ này khoảng 2.71%).

Chín là, về quy định thời gian, thời hạn tại dự thảo chưa có sự thống nhất, gây khó khăn cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan trong việc thực hiện các thủ tục liên quan. Cụ thể, một số điều quy định thời hạn là "ngày" (khoản 1 Điều 27, Điều 36, Điều 107…), một số điều quy định là "ngày làm việc" (Điều 24, khoản 3 Điều 27, Điều 28…). Vì vậy để nghị sửa để đảm bảo thống nhất trong dự thảo./.

Thanh Hoa

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: