Một số quy định của pháp luật và thực trạng về người được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Ngày 20/6/2017, Quốc hội thông qua Luật Trợ giúp pháp lý 2017, Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Sự ra đời của Luật Trợ giúp pháp lý 2017 đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế công tác trợ giúp pháp lý nói riêng và triển khai Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nói chung. Vấn đề người được trợ giúp pháp lý đã được quy định cụ thể trong Luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Tĩnh truyền thông về trợ giúp pháp lý tại cơ sở 

         Theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 thì người được trợ giúp pháp lý gồm: Người có công với cách mạng; Người thuộc hộ nghèo; Trẻ em; Người dân tộc thiểu số  trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo; Người thuộc hộ cận nghèo hoặc người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; người nhiễm chất độc da cam; người cao tuổi; người khuyết tật; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; người nhiễm HIV.

         Luật Trợ giúp pháp lý đã quy định rõ quyền của người được trợ giúp pháp lý. Theo đó, người được trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác; Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý; Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan; Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý; Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý; Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Đồng thời, Luật Trợ giúp pháp lý cũng đã quy định các nghĩa vụ mà người được trợ giúp pháp lý phải thực hiện như: Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý; Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó; Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý; Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết; Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

         Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 569.879 người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, chiếm 43,37% dân số trên địa bàn tỉnh. Trong đó: Người có công với cách mạng: 28.500 người (chiếm 5% tổng số người thuộc diện được trợ giúp pháp lý); Người thuộc hộ nghèo: 38.876 người (chiếm 6,82 % tổng số người thuộc diện được trợ giúp pháp lý); Trẻ em: 327.560 người (chiếm 57,48% tổng số người thuộc diện được trợ giúp pháp lý); Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: 50.230 người (chiếm 8,81% tổng số người thuộc diện được trợ giúp pháp lý); Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: 209 người (chiếm 0,04% tổng số người thuộc diện được trợ giúp pháp lý); Người thuộc hộ cận nghèo: 60.896 người (chiếm 10,69% tổng số người thuộc diện được trợ giúp pháp lý); Người có khó khăn về tài chính là người thuộc hộ cận nghèo hoặc là người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ: 4.100 người (chiếm 0,72% tổng số người thuộc diện được trợ giúp pháp lý); Người nhiễm chất độc da cam: 3.362 người (chiếm 0,59% tổng số người thuộc diện được trợ giúp pháp lý); Người cao tuổi: 29.556 người (chiếm 5,19% tổng số người thuộc diện được trợ giúp pháp lý); Người khuyết tật: 26.054 người (chiếm 4,57% tổng số người thuộc diện được trợ giúp pháp lý); Người nhiễm HIV: 463 người (chiếm 0,08% tổng số người thuộc diện được trợ giúp pháp lý).

         Mặc dù cơ bản người thuộc diện được trợ giúp pháp lý đã được hưởng các chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và được sự chăm sóc của gia đình, cộng đồng xã hội, nhưng đời sống vật chất, tinh thần vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, sự am hiểu về mặt pháp luật còn rất hạn chế, khi có vướng mắc pháp luật họ chưa đủ khả năng để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, họ rất cần sự quan tâm và giúp đỡ từ phía Nhà nước. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh đã tích cực thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của họ, qua đó làm tăng lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

         Khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý có thể thực hiện một trong các cách thức sau:

         1. Liên hệ Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh qua đường dây nóng 0911.219.677.

         2. Đến trực tiếp tại Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh (Số 103A, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh)./. 

 

Phan Huyền

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: