Một số quy định mới về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp

Ngày 01/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2024/NĐ-CP quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/5/2024 và thay thế Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26/11/2014 về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật. So với quy định hiện nay, Nghị định số 26/2024/NĐ-CP có một số điểm mới như sau:

Thứ nhất, Nghị định số 26/2024/NĐ-CP bổ sung phạm vi điều chỉnh đối với nội dung quản lý hợp tác quốc tế về cải cách tư pháp.

Thứ hai, Nghị định số 26/2024/NĐ-CP quy định rõ nội dung và hình thức hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp. Theo đó, nội dung hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp bao gồm toàn bộ hoặc một phần các nội dung: Tăng cường năng lực trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật; Cải cách tư pháp. Hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện dưới các hình thức: Ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, phi dự án; Tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế.

Thứ ba, Nghị định số 26/2024/NĐ-CP thay đổi thẩm quyền cho ý kiến đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp. Hiện nay, Nghị định số 113/2014/NĐ-CP quy định Bộ Tư pháp thẩm định đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan chủ quản. Thay đổi nội dung này, Nghị định số 26/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền cho ý kiến như sau:

- Đối với thỏa thuận quốc tế có nội dung hợp tác quốc tế liên quan đến pháp luật và cải cách tư pháp, cơ quan, tổ chức đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp, Bộ Công an.

- Đối với chương trình, dự án, phi dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương thực hiện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao.

- Đối với chương trình, dự án, phi dự án thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan chủ quản, cơ quan chủ quản đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp, Bộ Công an.

- Đối với tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo quy định của Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg, cơ quan chủ trì thực hiện lấy ý kiến đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp, Bộ Công an (trường hợp có sự tham gia của báo cáo viên là người nước ngoài).

- Trường hợp thỏa thuận quốc tế, chương trình, dự án, phi dự án, hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp có nội dung liên quan tới lĩnh vực quân sự, quốc phòng hoặc có hoạt động thực hiện ở khu vực biên giới, cửa khẩu và các khu vực trọng điểm khác về quốc phòng, ngoài việc lấy ý kiến Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, cơ quan, tổ chức thực hiện lấy ý kiến có trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Quốc phòng.

Thứ tư, Nghị định số 26/2024/NĐ-CP quy định nhiều hơn về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp tại địa phương, bao gồm:

- Đảm bảo hiệu quả và tiến độ thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp do mình trực tiếp quản lý và thực hiện.

- Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, báo cáo việc thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc theo quy định pháp luật có liên quan.

- Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra, thanh tra hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp của các tổ chức, các hội, quỹ xã hội, tổ chức khoa học thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức khoa học và quy định pháp luật có liên quan.

- Tham gia ý kiến đối với các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định.

- Tổng hợp, chia sẻ và khai thác, sử dụng thông tin hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trên địa bàn cấp tỉnh.

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia pháp luật đủ năng lực để tham gia xử lý các vấn đề pháp lý quốc tế thuộc trách nhiệm của địa phương./.

Hạnh Ngân

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: