Một số vấn đề pháp lý về từ chối nhận di sản thừa kế và thủ tục công chứng, chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

Quyền thừa kế bao gồm quyền hưởng di sản và quyền để lại di sản là một trong những quyền năng cơ bản của mỗi công dân. Điều này được quy định cụ thể tại điều 609 Bộ Luật dân sự 2015 (BLDS 2015)“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”. Pháp luật cho phép người thừa kế có quyền hưởng di sản thừa kế nhưng đồng thời cũng cho phép họ có quyền từ chối nhận di sản đó nếu việc từ chối đó phù hợp với quy định pháp luật. Song, không phải bất cứ đại đa số người dân có thể nắm bắt, hiểu rõ được quyền nhận hoặc từ chối di sản mà người chết để lại và làm thế nào để thực hiện các quyền năng đó. Chính vì vậy, thực tế đã gặp không ít các trường hợp người dân khi thực hiện các quyền thừa kế của mình đã phải phát sinh thêm các thủ tục, chi phí, thời gian … không cần thiết.

Từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật ghi nhận tại khoản 1 điều 620 BLDS 2015 Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Có thể thấy, việc từ chối nhận di sản thừa kế là hành vi pháp lý đơn phương dẫn tới chấm dứt quyền hưởng thừa kế đối với di sản do người chết để lại. Người thừa kế có quyền từ chối nhận phần di sản mà mình được hưởng dù người để lại di sản theo hình thức thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật. Cũng theo quy định này, để việc từ chối có hiệu lực thì văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải được lập thành văn bản và phải được gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Đồng thời việc lập văn bản từ chối nhận di sản phải đảm bảo không nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác và phải thể hiện trước thời điểm phân chia di sản thừa kế. Hậu quả pháp lý của văn bản từ chối nhận di sản thừa kế đó chính là kể từ thời điểm văn bản này có hiệu lực, quyền hưởng thừa kế của người từ chối nhận di sản chấm dứt, phần di sản thừa kế sẽ được chuyển giao cho các đồng thừa kế khác mà không phụ thuộc theo ý chí của người từ chối di sản. Khi lập xong văn bản từ chối nhận di sản thừa kế và gửi văn bản đó tới người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản thì người thực hiện từ chối không được hủy bỏ, sửa đổi, chấm dứt việc từ chối của mình. Nguyên nhân bởi vì tại thời điểm từ chối có hiệu lực, phần di sản thừa kế ngay lập tức đã được chuyển cho những người thừa kế còn lại.

Có thể thấy, văn bản từ chối nhận di sản thừa kế cũng là một loại giao dịch dân sự. Do đó việc thực hiện từ chối nhận di sản thừa kế cũng cần phải đảm bảo được những điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực như năng lực chủ thể, ý chí tự nguyện, mục đích phù hợp với quy định pháp luật và đạo đức xã hội... Hiện nay, mặc dù có thể thấy pháp luật không quy định việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được công chứng, chứng thực. Nhưng trên thực tế, hầu như từ chối nhận di sản thừa kế đều được người dân yêu cầu công chứng, chứng thực nhằm nâng cao giá trị pháp lý, tạo thuận lợi cho việc phân chia di sản của những người hưởng thừa kế khác về sau.

* Thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

Thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng thông qua việc hành nghề của các công chứng viên và có tỷ lệ tương đối lớn trong các loại hợp đồng giao dịch theo quy định không bắt buộc phải công chứng. 

Theo quy định tại điều 42 luật Công chứng 2014 về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sảnCông chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản. Có thể thấy rằng, pháp luật cho phép người dân có thể lựa chọn thực hiện từ chối nhận di sản thừa kế tại bất cứ tổ chức hành nghề công chứng nào trên cả nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền của mình, giảm thiểu tối đa chi phí, thời gian đồng thời nâng cao giá trị pháp lý của văn bản.

Thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế được quy định tại điều 59 luật Công chứng 2014. Theo đó, khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.… Sự chuyên nghiệp, hiệu quả trong cách thức hoạt động tại các tổ chức hành nghề công chứng giúp cho việc chứng nhận văn bản từ chối nhận di sản nói riêng và các loại hợp đồng giao dịch khác nói chung được thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm tối đa thời gian cho người dân.

* Thủ tục chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

Đối với thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, người dân có thể thực hiện tại bất cứ tổ chức hành nghề công chứng mà không bị giới hạn về khoảng cách địa lý. Tuy nhiên, khi yêu cầu chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thì lại có những sự khác biệt, trong đó cần lưu ý về vị trí di sản để có thể xác định đúng cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Nội dung này được quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Cụ thể theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) có thẩm quyền“...g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản...” đồng thời khoản 6 điều 5 Nghị định  23/2015/NĐ-CP có quy định Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà”.

Theo quy định trên, UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế đối với di sản là động sản hoặc bất động sản nhưng trong trường hợp di sản là bất động sản phải đảm bảo điều kiện bất động sản đó có vị trí thuộc phạm vi địa lý hành chính cấp xã. Như vậy, khi yêu cầu chứng thực văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, người yêu cầu chứng thực bị giới hạn về lựa chọn cơ quan có thẩm quyền để thực hiện yêu cầu của mình. Đối với di sản là động sản (ô tô, xe máy, tàu thuyền …) người dân có thể thực hiện tại UBND cấp xã bất kỳ, tuy nhiên khi di sản là bất động sản (quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng trên đất…) thì bắt buộc phải thực hiện tại UBND cấp xã nơi có đất.

Việc người dân nhận thức, hiểu rõ được quyền từ chối nhận di sản thừa kế và thực hiện nó trong đời sống xã hội cũng là hết sức quan trọng. Từ đó mới đảm bảo được quyền lợi chính đáng, đồng thời giảm thiểu được các thủ tục, thời gian, chi phí... cho công dân./.

Văn Tiến

 

 

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: