Nâng cao trách nhiệm của gia đình trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

         Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Gia đình cũng là nơi bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, chống lại các tệ nạn xã hội. Việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong gia đình có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì khi việc chấp hành pháp luật được các thành viên trong gia đình thực hiện tốt, sẽ hình thành nếp sống văn minh, lành mạnh của các thế hệ. Đặc biệt đối với các thành viên nhỏ tuổi, việc ông, bà, cha, mẹ gương mẫu chấp hành pháp luật sẽ trực tiếp tác động đến nhận thức và hành vi của các em, về lâu dài việc chấp hành pháp luật sẽ trở thành một thói quen thường ngày. Tại Điều 32 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật đã quy định: “Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm gương mẫu chấp hành pháp luật; ông, bà, cha, mẹ có trách nhiệm giáo dục và tạo điều kiện cho con, cháu tìm hiểu, học tập pháp luật, rèn luyện ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật”.

Nhằm nâng cao trách nhiệm của gia đình trong công tác tuyên truyền pháp luật, xây dựng ý thức chấp hành pháp luật ngay từ trong gia đình, thời gian qua Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác PBGDPL về gia đình, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận thông tin pháp luật của các thành viên trong gia đình. Trong đó đã hướng dẫn các ngành, địa phương chú trọng tuyên truyền, giáo dục về chuẩn mực đạo đức, ứng xử văn hóa trong gia đình, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cống hiến vì lợi ích cộng đồng, xã hội. Hằng năm, Sở Tư pháp phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo… tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó Sở Tư pháp hướng dẫn thực hiện có hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở, đặc biệt là việc hòa giải các mâu thuẫn trong gia đình; nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý cho người bị bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thông qua nhiều hình thức thiết thực như: hội nghị, thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các cuộc thi… để tạo diễn đàn nhằm giúp các thành viên trong gia đình tham gia sinh hoạt pháp luật, trong đó nội dung được lựa chọn phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, hình thức tổ chức đa dạng, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đưa pháp luật đến với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhờ đó đã kịp thời giúp các thành viên trong gia đình tiếp cận thông tin, nâng cao hiểu biết pháp luật, hình thành thói quen tuân thủ pháp luật của từng thành viên trong gia đình, phát huy được vai trò của các thành viên như ông, bà, cha, mẹ trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho các thế hệ đi sau. Từ đó góp phần xây dựng gia đình văn hóa với nếp sống lành mạnh, sống và làm việc theo pháp luật.

 

Cuộc thi trực tuyến “Thanh niên với pháp luật” do Sở Tư pháp phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã tích cực góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật của các thế hệ trẻ là đoàn viên, thanh niên trong các gia đình

Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo củng cố và xây dựng mới hàng trăm câu lạc bộ gia đình như: “Tình thương và trách nhiệm”, “Phòng chống bạo lực gia đình”, “Bình đẳng giới”, “Gia đình hạnh phúc”…thông qua đó nâng cao ý thức

chấp hành pháp luật của hội viên, đồng thời là các bà, các mẹ, các chị trong mỗi gia đình

 

Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình thường xuyên được chú trọng thực hiện

              Thời gian tới, theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, Sở Tư pháp tiếp tục tham mưu Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển gia đình. Tăng cường, đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống ngay từ trong gia đình; giáo dục, phòng ngừa tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ. Tích cực tuyên truyền các gương gia đình điển hình tiêu biểu về văn hóa gia đình, ứng xử chuẩn mực; trang bị, phổ biến kiến thức, kỹ năng để các gia đình chủ động phòng chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội; kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tấm gương gia đình tiêu biểu, hạnh phúc; đồng thời phê phán, lên án, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lệch chuẩn đạo đức xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công tác gia đình và lĩnh vực gia đình./.

                                                                                                    Thiều Chiên

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: