Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hoàn thiện thể chế góp phần tích cực thực hiện tốt Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 168/NQ-CP của Chính phủ

 

         Thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Bộ Tư pháp, của Ủy ban nhân dân tỉnh và sự đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm của tập thể cơ quan nên đội ngũ đảng viên, công chức viên chức và người lao động đã hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, trong đó có việc triển khai nhiệm vụ liên quan đến Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 29/12/2022 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị.

 

Xác định việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật để triển khai nhiệm vụ có liên quan thực hiện các Nghị quyết này trên địa bàn tỉnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, theo đó, ngay từ đầu năm Sở Tư pháp, cơ quan thường trực của Hội đồng PHPBGDPL tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hoạt động công tác tư pháp, trong đó có nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về các văn bản mới, các chính sách liên quan thiết thực đến cán bộ và Nhân dân, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội. Theo định kỳ hàng quý, Sở Tư pháp -Cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đã hướng dẫn các đơn vị, địa phương tập trung tuyền truyền, phổ biến pháp luật vừa phù hợp với định hướng các văn bản của Trung ương, của tỉnh vừa phù hợp với tình hình thực tiễn của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Trên cơ sở hướng dẫn của Sở Tư pháp, các đơn vị và địa phương đã tập trung tuyên truyền, phổ biến và quán triệt thực hiện các Văn bản về: tài chính, ngân hàng; đầu tư; đất đai; kinh doanh; thuế, phí, lệ phí; xây dựng; giao thông; bảo vệ môi trường; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, chuẩn tiếp cận pháp luật; lao động việc làm; giáo dục; y tế; an toàn giao thông; phòng, chống thiên tai; phòng, chống buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; an toàn vệ sinh thực phẩm; an sinh xã hội; phòng, chống tác hại của rượu, bia; phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; cải cách hành chính; phòng, chống dịch bệnh; hành chính, dân sự, hình sự; các điều ước Quốc tế Việt Nam ký kết hoặc tham gia…

 Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các Luật: Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Phòng, chống rửa tiền; Luật Thanh tra; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Dầu khí; Luật Cảnh sát cơ động; Luật Thi đua, khen thưởng; Luật Điện ảnh; Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ…Chú trọng các Luật vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 5 là: Luật Phòng thủ dân sự năm 2023; Luật Hợp tác xã năm 2023; Luật Đấu thầu; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023; Luật Giao dịch điện tử; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật Giá 2023; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ…; các Nghị quyết, chính sách hiện hành, chính sách mới của Hội đồng nhân dân tỉnh và các Quyết định của UBND tỉnh liên quan mật thiết đến cán bộ và Nhân dân trên địa bàn tỉnh…

Trong 01 năm qua, Sở Tư pháp đã tham mưu hoặc trực tiếp ban hành 12 văn bản để tổ chức thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh. Tổ chức ký kết chương trình phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng 12 chương trình pháp luật và đời sống; Sở đã biên soạn, in ấn và phát hành 3.000 cuốn Bản Tin Tư pháp, hơn 40.000 tờ gấp, tờ rơi và cuốn tài liệu phát hành miễn phí cho cơ sở và các thành phần có liên quan để góp phần phục vụ tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Sở chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và địa phương có liên quan tổ chức 15 hội nghị tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật; tuyên truyền viên; hòa giải viên và các thành phần có liên quan, góp phần tích cực nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Bám sát vào văn bản chỉ đạo của Trung ương và của UBND tỉnh, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, địa phương  tham mưu triển khai có hiệu quả cao Các Đề án trên địa bàn tỉnh. Sở đã tham mưu UBND tỉnh sơ kết 01 năm thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”, đồng thời tổ chức các hội nghị tập huấn pháp luật, cấp phát tài liệu tuyên truyền nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” và Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh”.

Song song với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thì nhiệm vụ hoàn thiện thể chế trên địa bàn tỉnh được chú trọng thực hiện có chất lượng. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) được triển khai theo quy định, đảm bảo tính dự báo và ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp bách, bức thiết. Trong năm 2023, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành 51 văn bản QPPL (trong đó có 14 Nghị quyết, 37 Quyết định). Thực hiện thẩm định 55 dự thảo văn bản QPPL (trong đó có 23 Nghị quyết và 32 Quyết định); Góp ý 224 dự thảo văn bản (số lượng văn bản góp ý tăng thêm 32 văn bản so với cùng thời điểm năm 2022), gồm 92 dự thảo văn bản của Trung ương và 132 dự thảo văn bản của tỉnh (trong đó có 170 văn bản QPPL). ­

Công tác tự kiểm tra và rà soát văn bản được tiến hành thường xuyên, kịp thời, có chất lượng và đồng bộ. Trong năm, tham mưu tự kiểm tra 37 văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành và đang tiến hành tự kiểm tra chuyên đề lĩnh vực nội vụ, văn hóa (theo Kế hoạch công tác năm). Đã hoàn thành việc tự kiểm tra các văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành có nội dung liên quan đến các lĩnh vực theo đề nghị của Bộ Công an; Bộ Y tế. Đồng thời, đang tiến hành tự kiểm tra các văn bản QPPL các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Quốc phòng; Bộ Ngoại giao; Bộ Xây dựng; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công Thương; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh tổ chức rà soát văn bản của HĐND, UBND tỉnh ban hành trong thời gian từ ngày 01/01/2022 đến 31/12/2022 với tổng số văn bản đưa vào rà soát 130 văn bản quy phạm pháp luật. Qua đó, xác định được 53 Nghị quyết, Quyết định hết hiệu lực toàn bộ và 17 Nghị quyết, Quyết định hết hiệu lực một phần. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 224/QĐ-UBND ngày 27/01/2023 của UBND tỉnh công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2023. Đã tham mưu chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương trên địa bàn thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết 101/NQ-CP của Chính phủ. Kết quả rà soát cho thấy, trong tổng số 36 văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh ban hành (gồm 20 Nghị quyết của HĐND tỉnh và 16 Quyết định của UBND tỉnh) phát hiện có 04 văn bản cần được xử lý theo quy định;  Thực hiện soát văn bản QPPL phục vụ triển khai Đề án 06 tỉnh theo yêu cầu Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Kết quả cho thấy, trong tổng số 146 văn bản (gồm 142 văn bản quy phạm pháp pháp luật và 04 văn bản cá biệt) phát hiện 02 văn bản cần được xử lý theo quy định.Sở Tư pháp đã chú trọng hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, tự kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL… 

Có thể khẳng định, việc thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hoàn thiện thể chế đã góp phần tích cực thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 29/12/2022 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị, qua đó góp phần quan trọng đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế-xã hội bền vững  trên địa bàn tỉnh nhà./.

Nguyễn Thị Hoa Phượng

 

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: