Tăng cường quản lý, sử dụng vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Thời gian qua tình trạng tội phạm vi phạm pháp luật liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vẫn còn tiềm ẩn, diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Theo số liệu của Công an tỉnh, từ giữa tháng 12/2023 đến tháng 3/2024, lực lượng công an toàn tỉnh đã vận động Nhân dân giao nộp được 307 súng các loại, trong đó có 286 khẩu súng tự chế; 161 vũ khí thô sơ, 10 công cụ hỗ trợ, 6,15kg thuốc nổ, 12 quả lựu đạn, 5 linh kiện súng và 888 viên đạn các loại. Đấu tranh bắt giữ 07 vụ 12 đối tượng, thu giữ 13 khẩu súng tự chế, 11.7kg thuốc nổ, 2410 viên đạn và 31 linh kiện súng. Đặc biệt, vụ việc ngày 20/10/2023 do mâu thuẫn sau cuộc nhậu, một đối tượng ở xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân đã về nhà xách khẩu súng hơi tìm đến nhà người có mâu thuẫn để giải quyết. Gặp lúc vợ của người đó ra đóng cổng, đối tượng đã manh động bắn mấy phát súng trúng người. Sau đó đối tượng bỏ trốn còn nạn nhân phải đưa đi cấp cứu, sau đó đối tượng đã bị bắt giữ và xét xử về tội cố ý gây thương tích. Một vụ việc khác tương tự cũng đã xảy ra khi đối tượng Hoàng Đức Thôn ở phường Kỳ Thịnh đang ngồi trong chòi cất vó bên bờ sông thì thấy động nghi là chuột liền lấy súng tự chế ra bắn. Tuy nhiên, viên đạn chì lại trúng vào ngực một người đàn ông gần đó, gây tử vong.

         Thực tiễn cho thấy, các vụ liên quan đến súng quân dụng, súng săn, súng tự chế không hề hiếm. Việc tàng trữ, sử dụng vũ khí, đặc biệt là súng và các loại có tính năng tương tự súng là rất nguy hiểm. Nó có thể trở thành công cụ, phương tiện cho các vụ cố ý gây thương tích, thanh toán, giải quyết mâu thuẫn, đòi nợ thuê, thậm chí là giết người.

Thực hiện Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thời gian qua cơ quan chức năng đã thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân tự giác giao nộp các loại vũ khí, đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu rõ quy định pháp luật liên quan. Mặc dù vậy, nhưng việc quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong thời gian qua gặp không ít khó khăn, bất cập, các đối tượng mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ thường thực hiện giao dịch công khai trên các trang mạng xã hội, không có địa chỉ cụ thể mà chỉ là địa chỉ ảo nên gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý. Các dịch vụ vận chuyển hàng hóa hiện nay chủ yếu là mua bán phụ kiện về theo hướng dẫn của youtube rồi tự lắp ráp nên việc quản lý cũng chưa được chặt chẽ đã tạo cơ hội cho các đối tượng thực hiện hành vi mua bán, vận chuyển trái phép các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Ngoài ra, lượng vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ sót lại sau chiến tranh vẫn còn trong Nhân dân nhưng công tác vận động thu hồi vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.

Trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong mọi tầng lớp Nhân dân. Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động. Kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, vận động rộng rãi với tuyên truyền, vận động cá biệt; từ tuyên truyền, vận động sâu rộng trong đội ngũ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đến tuyên truyền cụ thể trong địa bàn khu dân cư, thôn, bản, xóm làng và từng hộ gia đình; Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; phải xem việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài của toàn xã hội, trong đó, các lực lượng chức năng như công an, quân sự, biên phòng, hải quan,... đóng vai trò nòng cốt; các lực lượng chức năng triển khai sử dụng đồng bộ các biện pháp, chú trọng công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện của cơ sở. Tăng cường công tác nắm tình hình, xác định địa bàn, đối tượng; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời, công khai các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Đồng thời Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; vận động cán bộ, Nhân dân tự giác chấp hành tốt các quy định của pháp luật, tham gia phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là giải pháp quan trọng nhằm khắc phục những tồn tại đang đặt ra./. 

                                                                                                       Kim Oanh

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: