Thực tiễn triển khai quy định pháp luật về giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kim Oanh

Theo nhận định của Bộ Y tế tại phiên họp lần thứ 13 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: “Đến nay, tình hình dịch Covid-19 trên cả nước cơ bản đang được kiểm soát. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ”. Tuy vậy, số mắc mới có xu hướng gia tăng nhanh trong những tháng qua trên cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cùng với số lượng người mắc mới Covid-19 điều trị tại nhà gia tăng thì có rất nhiều lao động đang có nhu cầu cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội nhưng đang gặp khó khăn, vướng mắc...

Thăm hỏi, phát thuốc cho bệnh nhận F0 điều trị tại nhà (nguồn internet)

Theo quy định hiện hành, việc cấp giấy chứng nhận này do các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện, trong khi đa số người lao động điều trị Covid-19 tại nhà chỉ được cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly do chính quyền địa phương hoặc trạm y tế xã cấp, tuy nhiên theo quy định thì các giấy tờ này không đạt tiêu chuẩn để làm cơ sở đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Trao đổi với Chị Phan Thị Quyên, trú tại xã Sơn Kim 1, hiện đang công tác tại trường Mầm non Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn vừa có thời gian nghỉ việc để điều trị Covid - 19 là người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng hiện chị chưa được nhận trợ cấp bảo hiểm cũng như chưa nắm rõ trường hợp của mình có được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội hay không. Theo quy định tại Điều 25, luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau thì người lao động được chi trả chế độ ốm đau khi: “Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế hoặc Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền”; Điều 29 của Luật BHXH năm 2014, sau khi điều trị các bệnh khác hoặc Covid-19, nếu người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định mà trong vòng 30 ngày trở lại làm việc, sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và tại khoản 1 Điều 28 Luật BHXH năm 2014 quy định, trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Để hưởng chế độ ốm đau sau khi điều trị khỏi COVID-19, người lao động cần nộp lại cho đơn vị sử dụng lao động bản sao Giấy ra viện (đối với trường hợp điều trị nội trú); giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị (đối với trường hợp điều trị ngoại trú) trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc để đơn vị hoàn thiện hồ sơ và gửi cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ cho người lao động trong tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Như vậy, trường hợp của chị Quyên thuộc diện người lao động được hưởng chế độ ốm đau do bảo hiểm chi trả, và hiện nay những trường hợp như chị Quyên, tức là F0 điều trị tại nhà hoặc nghỉ chăm con nhỏ do bị COVID-19 tại nhà đang gặp những vướng mắc liên quan đến hồ sơ thủ tục, cụ thể ở đây là “giấy xác nhận nghỉ việc điều trị Covid -19 do cơ quan có thẩm quyền cấp”. Theo hướng dẫn tại Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì loại giấy này chỉ được cấp bởi cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép. Trong trường hợp điều trị tại nhà thì Trạm y tế xã, phường sẽ là đơn vị thực hiện cấp giấy này. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid- 19 là chưa có tiền lệ nên từ trước đến nay nên hầu hết các trạm chỉ cấp giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly điều trị F0 tại nhà mà chưa có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội. Vì vậy, nhiều lao động chỉ có giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly điều trị F0 tại nhà mà chưa có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội nên chưa hoàn thiện hồ sơ thủ tục để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phối hợp với Sở y tế chỉ đạo, hướng dẫn các trạm y tế cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội. Đến nay đã có 176/200 trạm y tế toàn tỉnh cấp loại giấy này để làm cơ sở giải quyết chế độ cho người lao động.

Mặc dù đã được triển khai thực hiện nhưng số người lao động có đầy đủ giấy tờ và đã được chi trả chế độ bảo hiểm ốm đau do COVID - 19 còn rất thấp. Nhiều lao động không nắm rõ quy định hoặc đã lành bệnh từ trước khi các trạm y tế tiến hành cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội, hoặc đã rời khỏi địa bàn thì tất yếu sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ, do họ chỉ có giấy xác nhận hoàn thành cách ly, điều trị do chính quyền địa phương hoặc Trạm y tế xã, phường cấp. Như vây, theo hướng dẫn tại Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế thì chưa phù hợp.

Ðể giảm thủ tục hành chính rườm rà cho người lao động, giải quyết kịp thời chế độ bảo hiểm xã hội, hiện nay Bộ Y tế đã có những đề xuất với Chính phủ công nhận 07 loại giấy tờ khác nhau nhưng có giá trị như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, tạo điều kiện để người lao động dễ hoàn thiện hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho người lao động mắc COVID-19.

Hi vọng trong thời gian tới, những đề xuất nêu trên sẽ được thông qua, người lao động nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà có giấy xác nhận hoàn thành cách ly, hoặc hoàn thành điều trị COVID-19 tại nhà do chính quyền địa phương/trạm y tế cấp xã cấp sẽ được hưởng chế độ nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định./.

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: