Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới

Nhằm tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, ngày 07/02/2023 Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành Chương trình số 24-CT/TU, qua đó tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng về vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới.

Trên cơ sở Nghị quyết số 27, Chương trình cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chương trình để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện, đặc thù của địa phương. Theo đó, mục tiêu tổng quát được đưa ra đó là tập trung lãnh đạo tham gia hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của địa phương hoàn thiện, tổ chức thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; mục tiêu đến năm 2030 xây dựng tỉnh Hà Tĩnh trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, trở thành tỉnh khá, nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao nhất cả nước, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đối ngoại ổn định, bền vững.

Trong đó, tập trung 03 mục tiêu trọng tâm, cụ thể: Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật; Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước đi đôi với nâng cao năng lực thực thi; xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Ðẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Chương trình hành động cũng đưa ra 09 nhóm nhiệm vụ giải pháp trên các lĩnh vực, cụ thể như sau: Ðẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; Xây dựng hệ thống tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Tăng cường, chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Để Chương trình được thực hiện kịp thời, các ấp ủy đảng theo chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:

Đối với ấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp; các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết đến các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Định kỳ hàng năm kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm kết quả triển khai thực hiện.

Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo phổ biến quán triệt nội dung của Chương trình hành động; có giải pháp để thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề cập trong Nghị quyết số 27-NQ/TW và Chương trình hành động này; định kỳ tham mưu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện, tuyên truyền, vận động các tổ chức, các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW và Chương trình hành động của Tỉnh ủy.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông, báo chí, đội ngũ báo cáo viên từ tỉnh đến cơ sở tuyên truyền sâu rộng các nội dung Nghị quyết số 27-NQ/TW và Chương trình hành động đến các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các ban Đảng, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết; định kỳ sơ kết, tổng kết, Báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo quy định.

          Triển khai chương trình hành động này, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản: số 754/UBND-NC3 ngày 24/02/2023; số 1224/UBND-NC3 ngày 21/3/2023. Trên cơ sở đó các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã đã tổ triển khai các nội dung theo nhiệm vụ phân công tại đơn vị và địa phương. Thời gian tới, các đơn vị, địa phương các cần tiếp tục tăng cường các hoạt động, đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra tại Chương trình hành động./.

 

                                                                                    Hải Giang

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: