Tình hình thực hiện công tác nuôi con nuôi ở khu vực biên giới

Hà Tĩnh là tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, có 13 đơn vị hành chính, bao gồm 10 huyện, 01 thành phố và 02 thị xã, với 216 xã, phường, thị trấn, trong đó có 9 xã thuộc 3 huyện giáp biên giới là huyện Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang. Trong những năm qua, với sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các địa phương đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác đăng ký nuôi con nuôi ở khu vực biên giới nước láng giềng.

Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Tư pháp, UBND các huyện biên giới đã ban hành các kế hoạch, văn bản triển khai công tác nuôi con nuôi. UBND các xã, phường, thị trấn niêm yết công khai về thủ tục hành chính về đăng ký nuôi con nuôi để người dân thuận tiện tìm hiểu, thực hiện khi có nguyện vọng. Các địa phương cũng đã chỉ đạo Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật đưa nội dung pháp luật nuôi con nuôi vào kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục hàng năm; tuyên truyền pháp luật về nuôi con nuôi bằng nhiều hình thức thích hợp. Thường xuyên cập nhật các văn bản mới nhất, đồng thời quán triệt các quy định về thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trên Cổng/Trang thông tin điện tử của UBND các huyện và hệ thống gửi nhận văn bản điện tử để các xã, thị trấn theo dõi, thực hiện việc giải quyết nuôi con nuôi; đăng tải trên mạng xã hội facebook để cán bộ, công chức và Nhân dân thuận tiện trong việc nghiên cứu, tìm hiểu. Các xã, thị trấn cũng thực hiện phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi qua các cuộc họp thôn xóm, sử dụng hệ thống loa truyền thanh cơ sở để tuyên truyền. Nhờ đó đã từng bước nâng cao chất lượng đăng ký nuôi con nuôi trên địa bàn, hạn chế các sai sót, vi phạm.

Để thực hiện nhiệm vụ nuôi con nuôi nói riêng, công tác Tư pháp nói chung, các địa phương ở khu vực biên giới đã quan tâm, chú trọng bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện. Hầu hết mỗi xã bố trí 01 công chức Tư pháp - Hộ tịch có nghiệp vụ vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, đã bố trí cơ sở vật chất như máy tính trang bị Internet tạo điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đăng ký, quản lý nuôi con nuôi.

Từ trước đến nay, các xã ở khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh không thực hiện đăng ký nuôi con nuôi trường hợp nào thuộc diện người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi cũng như công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi. Bên cạnh đó, nhờ làm tốt công tác quản lý nhà nước, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp nào về việc tự ý cho, nhận con nuôi ở khu vực biên giới của nước láng giềng mà không làm thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Tuy vậy, việc thực hiện nuôi con nuôi nói chung hiện nay vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Nguồn nhân lực, kinh phí phục vụ công tác nuôi con nuôi còn hạn chế nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác này. UBND cấp xã hầu hết chỉ có một biên chế công chức Tư pháp - Hộ tịch, trong khi đó khối lượng công việc nhiều nên để hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao rất khó khăn. Mặc dù các địa phương đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nuôi con nuôi nhưng chưa đạt hiệu quả cao, nhận thức của người dân về các quyền lợi, nghĩa vụ khi đăng ký nuôi con nuôi không đồng đều, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác nuôi con nuôi ở khu vực biên giới trong thời gian tới, cần thiết phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi đến người dân để nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con, từ đó bảo đảm quyền và lợi ích cho trẻ em được nhận làm con nuôi. Đồng thời, tiếp tục tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác nuôi con nuôi. Xây dựng các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể về đăng ký nuôi con nuôi ở khu vực biên giới để địa phương tham khảo. Bên cạnh đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác đăng ký nuôi con nuôi nhằm kịp thời phát hiện các sai sót, hướng dẫn địa phương, bảo đảm việc giải quyết nuôi con nuôi đúng trình tự, thủ tục./.

                                    Hải Vân

 

 

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: