Việc thực hiện chính sách cho người biết tiếng dân tộc, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản tham gia công tác PBGDPL

Hà Tĩnh là tỉnh có miền núi, biên giới nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp Bolykamsay và Khamouane của nước CHDCND Lào, phía Đông giáp biển đông, với diện tích tự nhiên 5.990,7km2, dân số gần 1,3 triệu người, gồm 13 đơn vị hành chính cấp huyện.

Đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh có khoảng 492 hộ với 1.972 khẩu, gồm các tộc người: Chứt, Lào, Mường, Mán, Thái, đang sinh sống tại 7 thôn, bản thuộc địa bàn 7 xã thuộc 3 huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang. Trong đó, chủ yếu tập trung tại huyện Hương Khê là 333 hộ (chiếm 67,7%), gồm: Dân tộc Mường 211 hộ với 632 khẩu; Dân tộc Lào 63 hộ với 244 khẩu; Dân tộc Chứt 59 hộ với 209 nhân khẩu. Các hộ dân tộc Lào, Mường, Thái, Mán đều sinh sống xen ghép với các hộ dân tộc Kinh. Chỉ riêng đồng bào dân tộc Chứt sống tập trung tại Bản Rào Tre xã Hương Liên và Bản Giàng II xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê. Bà con đồng bào dân tộc thiểu số đều có nhà ở, đất sản xuất và định cư ổn định trên địa bàn các xã (Hương Liên, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hương Trạch, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2 và xã Hương Quang). Đây đều là huyện miền núi tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn có nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao.

Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh trao tài liệu phổ biến pháp luật cho bà con dân tộc Chứt, xã Hương Liên, Hương Khê 

Xác định việc thực hiện các chính sách có liên quan đến việc ưu tiên sử dụng người biết tiếng dân tộc, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng DTTS tham gia công tác PBGDPL là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, việc phổ biến chính sách, thể chế về PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang đi vào cuộc sống. Theo báo cáo từ năm 2020 đến tháng 6 năm 2022, các địa phương đã PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng, như: tổ chức các cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp, tổ chức và tham gia hưởng ứng trên 100 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, in ấn và cấp phát trên 1 triệu tờ gấp, tờ rơi miễn phí để phát cho Nhân dân tại các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử của các ngành, các địa phương. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng nhiều chương trình, chuyên mục Pháp luật và đời sống, An ninh Hà Tĩnh, vì chủ quyền an ninh biên giới, …. Bên cạnh đó, tỉnh đã phát động nhiều cuộc vận động có nội dung nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho Nhân dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số như: cuộc vận động “Toàn dân tích cực tham gia, phòng chống tội phạm”; “Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”; “Thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình”, mô hình“Câu lạc bộ tình thương” được xây dựng tại xã Sơn Kim 1 huyện Hương Sơn đã tập hợp, giáo dục, cảm hóa các đối tượng nghiện hút và vi phạm pháp luật, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng; mô hình “cầu nối se duyên” chống hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc chứt ở xã Hương Liên, huyện Hương Khê... 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, với những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, việc thực hiện chính sách cho người biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cụ thể là: Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền cấp xã về vai trò, vị trí của người biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản chưa thực sự đầy đủ, chưa thấy hết tầm quan trọng của việc phát huy vai trò của họ trong sự nghiệp phát triến kinh tế - xã hội của địa phương; Theo quy định của Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành thì hiện nay vẫn chưa ban hành được văn bản quy định “chính sách ưu tiên sử dụng người biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số tham gia công tác PBGDPL”; ­Một số định mức chi tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/1/2014 còn thấp, nội dung chi chưa bao quát các hoạt động đặc thù để nâng cao hiệu quả PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; Việc t chức cung cấp thông tin cho người biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản chưa thường xuyên; một số người biết tiếng dân tộc, có uy tín, già làng, trưởng bản tuổi cao, sức khỏe yếu, trình độ nhận thức còn có hạn, chưa tích cực hoạt động, chưa phát huy tốt được vai trò, vị trí sau khi được Nhân dân tín nhiệm và chính quyn công nhận; Việc phản ánh, cung cp thông tin của người có uy tín cho chính quyn v các vn đ ni cộm, phát sinh trên địa bàn còn hạn chế, chưa mang lại hiệu quả cao….

Trong thời gian tới, để thực hiện hiệu quả chính sách ưu tiên sử dụng người biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc tham gia công tác PBGDPL, cần chú trọng thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

Thứ nhất: Sớm ban hành “chính sách ưu tiên sử dụng người biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số tham gia công tác PBGDPL” theo quy định tại Điều 17 Luật PBGDPL và Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ để xây dựng, củng cố, đào tạo, bồi dưỡng và huy động lực lượng này tham gia PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, chú trọng chính sách đãi ngộ, thu hút các em sinh viên là người dân tộc thiểu số đang theo học tại các cơ sở đào tạo luật về công tác và làm việc tại các cơ quan pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên bố trí làm báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật. Bổ sung nội dung một số kỹ năng PBGDPL (trong đó, có kỹ năng PBGDPL đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số) vào trong sách giáo khoa, giáo trình đào tạo sinh viên luật cho phù hợp.

Thứ hai: Ban hành quy chế, quy định cụ thể để hướng dẫn cấp cơ sở việc phân công, phân cấp quản lý, phát huy vai trò, nhiệm vụ của người biết tiếng dân tộc thiểu số, người uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số tham gia công tác PBGDPL tại địa phương; sự phi hợp giữa người biết tiếng dân tộc thiểu số, người uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản với các t chức Đảng, chính quyền và đoàn thể ở thôn, xóm.

 Thứ ba: Xem xét ban hành chính sách về bảo hiểm y tế cho người biết tiếng dân tộc thiểu số, người uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản trong đng bào dân tộc thiểu số không thuộc thành phần hưu trí, gia đình chính sách, gia đình có công.

 Thứ tư: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật am hiểu văn hóa, tập quán, tâm lý và chú trọng hơn đến báo cáo viên biết tiếng dân tộc thiểu số, có kỹ năng tuyên truyền, phổ biến phù hợp với trình độ, nhận thức của đối tượng đặc thù; đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện để người có uy tín, cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số; những điển hình tiên tiến tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động đồng bào dân tộc thiểu số xóa bỏ những phong tục, tập quán không còn phù hợp; kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng những tấm gương điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PBGDPL cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số./.

                                                                                                       Kim Oanh

 TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngày 23/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 148-QĐ/TW về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quy định gồm 4 chương, 12 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Ngày 18/01/2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 05, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (Luật Các TCTD) gồm 15 Chương và 210 Điều với nhiều quy định mới so với hiện nay. Đáng chú ý là Luật này đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định nhằm nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như sau:
Thời gian qua, công tác dân vận chính quyền tại cơ quan Sở Tư pháp đã được thực hiện tốt, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành, của tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản có liên quan về công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ bằng nhiều hình thức như: Lồng ghép vào các Chương trình, Kế hoạch của công tác xây dựng Đảng, chuyên môn, đoàn thể; quán triệt, phổ biến các văn bản về công tác dân vận chính quyền, công tác dân chủ ở cơ quan bằng hình thức phù hợp. Trên cơ sở đó, các phòng, Trung tâm thuộc Sở đã chỉ đạo đội ngũ công chức, viên chức trong đơn vị mình thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc thực hiện công tác dân vận chính quyền gắn với việc cải cách thủ tục hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, phát huy dân chủ trong cán bộ, công chức, viên chức đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đại đoàn kết nhất trí từ trong Đảng đến quần chúng, xây dựng sự đồng thuận trong từng đơn vị. Tổ chức Đảng, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở. Theo định kỳ tổ chức họp bằng các hình thức phù hợp để rà soát, đánh giá lại kết quả, đánh giá hạn chế, khó khăn và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Nhờ bám nắm các văn bản của Trung ương, các văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, của Ban chỉ đạo thực hiện công tác dân chủ của tỉnh và sự hướng dẫn của Sở Nội vụ nên nhiệm vụ này được triển khai thuận lợi, đảm bảo tính đồng bộ, có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết, “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra…Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển”.
Việc xây dựng dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để thay thế cho Luật Công chứng năm 2014 có ý nghĩa thật sự quan trọng, góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn hoạt động công chứng, đồng thời tạo điều kiện để tiếp tục phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa, ổn định, bền vững. Thời gian qua, dự án tiếp tục nhận được sự quan tâm, cho ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật. Đối với dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, chúng tôi tiếp tục có một số ý kiến góp ý như sau: