Chức năng nhiệm vụ

Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc Sở và Phó Giám đốc Sở

Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc Sở và Phó Giám đốc Sở

Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc Sở

1. Giám đốc Sở là người đứng đầu cơ quan, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước Bộ Tư pháp, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ngành ở địa phương.

2. Là người lãnh đạo, điều hành và quản lý mọi hoạt động của cơ quan và các đơn vị trực thuộc; Chỉ đạo triển khai thực hiện các Chương trình, Kế hoạch, Đề án của Bộ Tư pháp, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và Nghị quyết của cấp uỷ Đảng về thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan.

3. Giám đốc Sở phụ trách chung đồng thời trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác sau:

a. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

b. Công tác pháp chế và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

c. Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

d. Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo.

đ. Công tác thi đua khen thưởng.

e. Công tác tài chính cơ quan.

g. Những vấn đề liên quan tới các phòng, trung tâm đã được các Phó Giám đốc Sở phụ trách chỉ đạo giải quyết nhưng còn có các ý kiến khác nhau.

h. Những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của các Phó Giám đốc Sở phụ trách.

i. Các công việc khác mà Giám đốc Sở thấy cần thiết phải trực tiếp giải quyết.

4. Thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.

5. Tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ, hàng tháng, hàng quý và 6 tháng để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của cơ quan. Cuối năm, Giám đốc Sở phải tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động của cơ quan tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức.

6. Tổ chức đánh giá định kỳ hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; Thông báo công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết những việc được quy định tại Điều 29 Quy chế này.

7. Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của cán bộ, công chức, viên chức. Khi cán bộ, công chức, viên chức đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể thì bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi.

8. Ban hành quy chế quản lý tài sản công bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; sử dụng tiết kiệm kinh phí được cấp; thực hiện các quy định về công khai tài chính. Việc mua sắm thiết bị, phương tiện và các tài sản của cơ quan, đơn vị phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

9. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng; xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; Kịp thời xử lý người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan và người có hành vi trả thù, trù dập cán bộ, công chức, viên chức khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

10. Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung công việc trong cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 29, Điều 30 của Quy chế này, trừ những tài liệu mật theo quy định của pháp luật.

11. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, có lịch tiếp dân theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại-tố cáo; kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.

12. Yêu cầu các Phó Giám đốc Sở và Trưởng phòng, Giám đốc trung tâm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công và giải trình một số công việc khi thấy cần thiết.

 Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Giám đốc Sở

1. Các Phó Giám đốc được Giám đốc Sở phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về việc chỉ đạo, triển khai và kết quả hoạt động các lĩnh vực do mình phụ trách.

2. Trong phạm vi công việc được phân công các Phó Giám đốc Sở có trách nhiệm:

a. Tổ chức, chỉ đạo các phòng, trung tâm thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công phụ trách.

b. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các công việc được giao, chủ động chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh và thường xuyên báo cáo với Giám đốc Sở.

c. Khi Giám đốc Sở đi vắng, một Phó Giám đốc được Giám đốc uỷ quyền thay mặt Giám đốc giải quyết công việc của cơ quan.

3. Trực tiếp thực hiện một số công việc do Giám đốc Sở phân công.

4. Yêu cầu Trưởng phòng, Giám đốc trung tâm thuộc lĩnh vực công tác mình phụ trách báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và giải trình một số công việc khi thấy cần thiết.

 

Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Tư pháp

Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Tư pháp
  •  
  • ỦY BAN NHÂN DÂN

    TỈNH HÀ TĨNH

    Số: 11/2015/QĐ-UBND

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    Hà Tĩnh, ngày 16 tháng 3 năm 2015

     

    Nơi nhận:

    - Như Điều 2;

    - Website Chính phủ;

    - Bộ Nội vụ;

    - Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp;

    - Đ/c Bí thư, các Đ/c Phó BT Tỉnh ủy;

    - Thường trực HĐND tỉnh;

    - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

    - Ban Tổ chức Tỉnh ủy;

    -Ban Pháp chế HĐND tỉnh;

    - Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;

    - Lưu: VT, NC1;

    - Gửi:

    + Bản giấy: TW, TU, HĐND tỉnh,

    các Sở: Nội vụ, Tư pháp (26b);

    + Điện tử: Các thành phần còn lại.

    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

    CHỦ TỊCH

     

     

    (đã ký)

     

     

    VõKimCự

     

     

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

    và cơ cấu tổ chức Sở Tư­ pháp

     

     ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

     

    Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;

    Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

    Căn cứ Thông t­ư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ h­ướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

    Theo đề nghị của Sở Tư­ pháp tại Văn bản số 133/STP-VP ngày 04/02/2015 và Sở Nội vụ tại Văn bản số 143/SNV-TCBC ngày 26/02/2014,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Sở Tư­ pháp.

    Điều 2.Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ban hành và thay thế Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 06/8/2009 và Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 22/3/2012 của UBND tỉnh.

    Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tư­ pháp, Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ Quyết định thi hành./.

    Tải về tại đây

4.-GM-...UBH-to-chuc-lam-viec-voi-doan-giai-quyet-khieu-nai-lan-2-ba-Hoang-Thi-Sao(03.01.2024_14h46p08)_signed(3)

 TIN TỨC LIÊN QUAN