Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngành Tư pháp

        Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng trong quá trình hoạt động của đơn vị, trên cơ sở đáp ứng đủ điều kiện được Nhà nước giao vốn, tài sản để thực hiện cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của pháp luật

        Hội đồng quản lý là đại diện của Bộ Tư pháp (đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Bộ), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp) tại đơn vị sự nghiệp công lập, gồm từ 05 đến 11 thành viên, có chức năng quyết định chủ trương, chiến lược, kế hoạch hoạt động, tài chính và công tác tổ chức bộ máy nhân sự; kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập.

        Việc xây dựng dự thảo Thông tư nhằm cụ thể hóa quy định của Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp và các quy định pháp luật liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập, tổ chức và hoạt động của hội đồng quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp.

                                                                                                                                                         Phương Thảo

 TIN TỨC LIÊN QUAN