Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, trong ngành Thanh tra
Theo Thông tư, cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thanh tra nhà nước phải làm những việc sau đây:
- Nêu cao ý thức trách nhiệm phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động thanh tra. Thực hiện đúng nguyên tắc, nội dung, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thanh tra được quy định trong Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
- Có thái độ thận trọng, khách quan, toàn diện khi xem xét, đánh giá sự việc; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến giải trình hợp lý của đối tượng thanh tra, hướng dẫn cho đối tượng thanh tra hiểu và thực hiện đúng quy định pháp luật;
- Báo cáo với Người ra quyết định thanh tra hoặc Trưởng đoàn thanh tra khi cán bộ, công chức, viên chức thanh tra có mối quan hệ với đối tượng thanh tra có thể ảnh hưởng không đúng đắn đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; báo cáo kịp thời với Trưởng đoàn thanh tra khi phát hiện xung đột lợi ích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
- Tránh các quan hệ xã hội có thể dẫn đến việc phải nhân nhượng trong hoạt động thanh tra;
- Kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo với Người ra quyết định thanh tra hoặc Trưởng đoàn thanh tra khi phát hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2021.
Quyết định số 1860/QĐ-TTCP ngày 09/6/2007 của Tổng Thanh tra Chính phủ hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Thanh Hoa